Deprecated: Required parameter $imagesize follows optional parameter $postid in /home/bacsixanhvn/bacsixanh.vn/wp-content/themes/creativeframework/includes/theme-function.php on line 177
Viêm gan A ở trẻ em: Những điều phụ huynh nên biết về căn bệnh truyền nhiễm này - Trung tâm chăm sóc sức khỏe Bác Sĩ Xanh
19005588

Viêm gan A ở trẻ em: Những điều phụ huynh nên biết về căn bệnh truyền nhiễm này

16/07/2020

Chúng ta thường nghe nhiều đến bệnh viêm gan B và sự phổ biến của nó. Nhưng viêm gan A cũng là căn bệnh dễ xẩy ra ở trẻ em mà cha mẹ cần quan tâm. Thực tế cho thấy có rất nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh viêm gan A mà không có triệu chứng, và điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các bé. Vậy viêm gan A là gì và cần chú ý điều gì với căn bệnh này. Theo dõi ngay hướng dẫn sau đây nhé.

Viêm gan A là gì?

Viêm gan A là tình trạng viêm ảnh hưởng đến gan, gây ra ở trẻ do nhiễm virus. Bệnh rất dễ lây lan do virus viêm gan A. Virus này chỉ ảnh hưởng đến gan, nhưng các virus khác cũng có thể gây nhiễm trùng gan, bao gồm vi rút viêm gan B, C và E.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A

Viêm gan A có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 4 tuần – từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng.

Các triệu chứng bắt đầu với các dấu hiệu khó nhận biết như mệt mỏi, buồn nôn và thỉnh thoảng nôn. Sau đó, bệnh nhân bị đau ở phần bên phải của bụng, tương ứng với vị trí của gan. 

Nhiều trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, đau cơ, tiêu chảy và chán ăn là phổ biến. Nước tiểu có màu sẫm và da và mắt đổi màu vàng, được gọi là chứng vàng da. 

Các triệu chứng kéo dài một vài tuần, một số trẻ có triệu chứng kéo dài lâu hơn. Điều khiến việc nhận biết bệnh trở nên khó khăn hơn là ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ không có bất kỳ triệu chứng nào của viêm gan A dù đã nhiễm vi rút.

Không giống như viêm gan B và C, nhiễm trùng viêm gan A không kéo dài hay gây hại lâu dài. Rất ít bệnh nhân mắc viêm gan A có khả năng bị suy gan. Tuy nhiên, viêm gan A tiến triển có thể gây bệnh gan mãn tính, làm mất chức năng gan và suy gan cấp. 

Tại sao con bạn có thể bị viêm gan A?

Bệnh nhân nhí dễ mắc bệnh viêm gan A khi họ ăn một lượng virus cực kỳ nhỏ do nhiễm phân có chứa virus. Điều này có thể xảy ra do tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với thực phẩm được xử lý bởi người bị vi-rút có thể chưa rửa tay sạch sẽ.

Vi-rút này cũng có thể lây truyền từ việc ăn động vật có vỏ sống trong nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu trẻ tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh – ngay cả khi họ không có triệu chứng thì càng dễ mắc viêm gan A.

Vi-rút cũng có thể lây lan trong các trường học nếu người phụ trách trông trẻ, các cô giáo phụ trách bếp ăn không rửa tay sau khi tiếp xúc nguồn bị nhiễm bệnh.

Phải làm gì nếu trẻ bị viêm gan A?

Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể đã tiếp xúc với vi rút viêm gan A, bạn nên đưa bé đi kiểm tra tại các phòng khám của bác sĩ nhi khoa.

Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm kháng thể cụ thể để tìm kiếm phơi nhiễm hiện tại hoặc trước đó với viêm gan A. Các xét nghiệm máu có thể đo được mức độ tăng của các enzyme đặc hiệu cho gan. Có thể hiểu đơn giản là kiểm tra chỉ số tăng men gan của trẻ. Con số này tăng rất cao nếu bệnh nhân bị suy gan cấp tính, có thể tăng gấp 5000 lần.

Điều trị viêm gan A thường bao gồm làm giảm các triệu chứng và không cần phải nhập viện. Các triệu chứng phần lớn sẽ hết sau vài tuần. Nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan A, hãy chắc chắn rằng bé được nghỉ ngơi nhiều. Trong trường hợp xấu nhất, bé có thể phải nhập viện vì suy gan cấp tính hoặc nôn nghiêm trọng và mất nước.

Điều quan trọng là ba mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh. Nếu cha mẹ là người nhiễm bệnh, hãy chủ động tránh tiếp xúc với trẻ. Thuốc điều trị cũng có khả năng ảnh hưởng đến gan. Hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc và nguy cơ, đồng thời chỉ cho con bạn uống khi có đơn thuốc từ bác sĩ. 

Phòng ngừa viêm gan A là cần thiết

Tiêm vắc xin phòng chống bệnh viêm gan A có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Hầu hết các trung tâm y tế đều khuyến nghị tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên nên tiêm hai mũi vắc-xin, cách nhau sáu tháng.

Nếu gia đình bạn đi du lịch đến bất kỳ nơi nào, hãy nhớ rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau quả địa phương trước khi ăn. Nên sử dụng nước đóng chai, ngay cả khi đánh răng, và dùng nước được đun sôi nếu không có nước đóng chai.

Thịt hoặc cá sống, các món ăn nấu chưa chín phải hạn chế. Chú ý rửa tay trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh. Nếu bạn không được tiêm vắc-xin chống viêm gan A và đã tiếp xúc với vi-rút, việc nhận vắc-xin hoặc kháng thể trong vòng hai tuần sau khi tiếp xúc có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.

Viêm gan A không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng tốc độ lây lan nhanh đáng kinh ngạc. Dù bé có thể khỏi bệnh sau vài tuần nghỉ ngơi khi bị bệnh, không có nghĩa là không sao nếu trẻ mắc phải. Hãy chắc chắn con bạn luôn khỏe mạnh và không bị viêm gan A nhờ các biện pháp phòng ngừa nhé. 

Nội dung có cùng chuyên mục


Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/bacsixanhvn/bacsixanh.vn/wp-content/themes/creativeframework/includes/aq_resizer.php on line 67

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/bacsixanhvn/bacsixanh.vn/wp-content/themes/creativeframework/includes/aq_resizer.php on line 68
Footer page
Liên hệ

©2010 - 2018 bởi CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HẠNH PHÚC

Giấy phép mới số 33/GP - STTTT, ngày 16/04/2018

Thông tin trên trang mang tính chất tham khảo, vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Facebook Bacsixanh.vn