Vắc xin phòng bệnh cúm và những điều cần lưu ý

Sử dụng vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh cúm từ những yếu tố nguy cơ. Nhưng khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? Tiêm thời điểm nào hợp lý?

Theo thông tin của các chuyên gia, cúm là bệnh theo mùa và mùa cúm thường diễn ra tại nhiều quốc gia từ tháng 9 đến hết tháng 4 năm sau. Chính vì thế, việc tiêm phòng vắc xin cúm nên được tiến hành vào thời điểm tháng 9 – 10 hàng năm.

Nhưng thời điểm nào nên tiêm? Những lưu ý cần nhớ khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm? Phản ứng phụ sau tiêm là gì?… Để hiểu rõ những điều này mời bạn tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tại sao cần tiêm phòng cúm?

Một số ít trường hợp ngoại lệ, còn lại, tất cả mọi người từ sáu tháng tuổi trở lên đều cần nên tiêm phòng vắc xin cúm. Việc tiêm chủng này có thể giúp bảo vệ bạn trước căn bệnh nghiêm trọng thậm chí là gây tử vong. Đồng thời, giúp bạn không bị lây truyền virus cho những người dễ bị các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Bao gồm như nhiễm trùng tim, phổi hay thậm chí là ở não.

Đặc biệt, việc tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng với người có nguy cơ cao mắc bệnh do cúm gây nên. Chẳng hạn như phụ nữ có thai, trẻ em chưa đủ sức để kháng hoặc người có bệnh khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim, hen hoặc người lớn tuổi do hệ miễn dịch suy giảm nên sử dụng vắc xin cúm đúng cách.

Thời điểm tiêm phòng cúm thích hợp

Chuyên gia cho biết, thời gian để tiêm phòng bệnh cúm tốt nhất là vào tháng 9 – 10 hàng năm. Bởi lẽ, vắc xin phải mất ít nhất 2 – 3 tuần mới phát huy được công năng giúp cơ thể bổ sung khả năng miễn dịch.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue và những điều cần lưu ý

Thực tế thì bạn có thể tiêm bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên theo các nhà khoa học Mỹ cho biết, bạn nê tiêm trước khi kết thúc tháng 10 hàng năm. Đây là cách giúp đảm bảo khả năng bảo vệ khi thời tiết trở nên lạnh hơn và khiến mọi người ở trong nhà, dễ tiếp xúc với nhau nhiều hơn.

Lưu ý dành cho người cao tuổi

Sau 65 tuổi, mọi người nên tiêm vắc xin liều cao được thiết kế dành cho nhóm đối tượng này. Khi sử dụng chúng có thể giúp tạo nên miễn dịch mạnh hơn. Nhiều người thường cho rằng, họ cần phải chờ đợi đến cuối tháng 10 hay tháng 11 mới nên tiêm vắc xin phòng cúm.

Tuy nhiên, điều này thực tế và cũng không được khuyến khích bởi nó có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội tiêm phòng hay quen hoàn toàn. Ngoài ra, cơ chế tác động của vắc xin cúm là vấn đề khiến bạn không nên lần lữa. Theo đó, vắc xin bảo vệ chống lại virus cúm bằng việc thiết lập nên những tế bào ghi nhớ, các tế bào này sẽ bắt đầu phát triển sau khoảng 2 – 3 tuần sau khi tiêm vắc xin.

Tiếp đó, nếu bạn bị phơi nhiễm với bệnh cúm, những tế bào ghi nhớ này tạo ra những kháng thể mà cơ thể cần để tự bảo vệ.

Theo như lý thuyết thì khả năng miễn dịch sẽ bị suy yếu sau khi tiêm vắc xin từ 3 – 4 tháng. Nhưng chỉ khi bạn không tiếp xúc với virus cúm trong thời gian đó. Thực tế thì nếu như bạn tiêm phòng vào tháng 9 thì khả năng miễn dịch sẽ tốt trong cả mùa lạnh. Điều này đưa đến những hiệu quả thực sự.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu và những điều cần lưu ý

Những tế bào ghi nhớ được được mãi mãi đồng thời virus cúm luôn thay đổi từ năm nay sang năm khác. Theo đó, đây chính là lý do tại sao công thức vắc xin được cập nhật mỗi năm. Đây chính là lý do tại sao mà việc tiêm vắc xin nên được tiến hành hàng năm.

Nên ưu tiên sử dụng vắc xin dạng tiêm

Thời gian gần đây, loại vắc xin cúm dạng xịt mũi mang tên FluMist được cung cấp như một lựa chọn cho những người ở độ tuổi từ 2 – 49 tuổi. Đây là loại vắc xin thay thế sử dụng cho vắc xin dạng tiêm được sử dụng nhiều năm qua.

Nhưng năm nay vắc xin tiêm chính là loại cần thiết bởi dạng xịt không mang đến hiệu quả tốt và không được các cơ quan quản lý khuyến nghị sử dụng. Mùa cúm năm nay những người nhận vắc xin dạng xịt không có miễn dịch đáp ứng trong khi đó nếu như sử dụng vắc xin tiêm lại tốt hơn nhiều.

Lo ngại về việc tiêm phòng vắc xin

Trường hợp bạn dị ứng với trứng hoặc lo ngại về việc tiêm vắc xin cúm được sản xuất bởi công nghệ dựa trên chứng. Đối với trường hợp này, bạn có thể yêu cầu loại vắc xin không trứng.

Bạn lo ngại về những chất bảo quản trong vắc xin phòng bệnh dù không có bằng chứng khoa học là chúng gây hại tuy nhiên bạn có thể yêu cầu loại vắc xin không có chất bảo quản. Điều này có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Thậm chí, có một số ít người gồm những người dị ứng nặng đe dọa tính mạng với vắc xin phòng cúm được đề nghị không nên tiêm.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và những điều cần lưu ý

Ngoài ra, vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý đó là vắc xin cúm không thể gây nên bệnh cúm. Bởi lẽ vắc xin được làm từ virus cúm đã chết hoặc hoàn toàn không chứa virus.

Giữ gìn sức khỏe trong mùa cúm thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, việc tiêm phòng cúm chính là biện pháp hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hết sức quan trọng. Bạn cũng nên lưu ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sạch hay gel vệ sinh tay.

Trường hợp bạn đang bị ốm, mang virus cúm thì không nên làm việc quá sức bởi có thể lây bệnh cho người khác. Nếu trẻ bị ốm thì cũng nên cho trẻ nghỉ học để nghỉ ngơi.

Ngoài ra, những điều quan trọng bạn cần nhớ đó là vắc xin cúm là loại an toàn, việc tiêm phòng đầy đủ và đúng thời điểm giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bạn cũng như các thành viên trong gia đình. Đồng thời bạn cũng đừng chờ đến tháng mười một hoặc tháng mười hai, khi trời đã trở lạnh.

Chào mừng đến với Bacsixanh.vn! Tôi là Bác sĩ Hồng Diễm, một chuyên gia y tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y. Tôi đã đạt được tấm bằng thạc sỹ dược và hiện đang làm việc như một chuyên viên y tế tại một bệnh viện danh tiếng. Trải qua nhiều năm học tập và làm việc trong lĩnh vực y tế, tôi đã tích luỹ được một kiến thức sâu rộng về các vấn đề sức khỏe và y tế. Tôi luôn cống hiến và nỗ lực để đem lại cho mọi người những thông tin y tế chính xác, tin cậy và có giá trị.

Related Posts

1647498205 4868 benh bach hau o tre em 5

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin bạch hầu là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bạn khỏi nguồn bệnh. Nhưng nên tiêm vào thời gian nào? Tiêm phòng ở đâu? Phản ứng sau tiêm là gì?

1647497996 8953 tiem vac xin soi 3

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi tiêm chủng nên chú ý những điều gì? Cần làm gì trước và sau khi tiêm? Bạn quan tâm đến những điều này hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1647497909 6863 tiem phong quai bi 2

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất giúp phòng bệnh ho gà ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nên tiêm thời gian nào? Liều tiêm,…

Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván và những điều cần lưu ý

Vắc xin phòng bệnh uốn ván là cách tốt nhất giúp phòng ngừa tình trạng bệnh này. Tuy nhiên nên tiêm vào thời điểm nào? Đối tượng nào nên tiêm phòng uốn ván không phải ai cũng biết được.