Deprecated: Required parameter $imagesize follows optional parameter $postid in /home/bacsixanhvn/bacsixanh.vn/wp-content/themes/creativeframework/includes/theme-function.php on line 177
Tụt huyết áp khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi? - Trung tâm chăm sóc sức khỏe Bác Sĩ Xanh
19005588

Tụt huyết áp khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi?

19/07/2019

Huyết áp của mẹ bầu vẫn được tính theo tiêu chuẩn huyết áp của một người bình thường, nó sẽ dao động trong khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Tụt huyết áp khi mang thai

Huyết áp của mẹ bầu vẫn được tính theo tiêu chuẩn huyết áp của một người bình thường, nó sẽ dao động trong khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg. Huyết áp cao là khi mức huyết áp lên vượt quá 140/90mmHg. Ngược lại, tụt huyết áp khi mang thai được xác định khi mức huyết áp thấp hơn hoặc bằng 90/60 mmHg.

Nguyên nhân tụt huyết áp khi mang thai

Thực tế, việc thay đổi huyết áp khi mang thai là điều hết sức bình thường. Bởi trong thai kỳ, sự gia tăng hormone progesterone sẽ làm giãn các mạch máu, và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra tình trạng thai nghén buồn nôn, hấp thụ dinh dưỡng kém khiến sức khỏe của mẹ bị suy yếu, do đó, mẹ bầu có xu hướng tụt huyết áp trong 3 tháng đầu và giữa thai kỳ.

Triệu chứng tụt huyết áp khi mang thai

Đa số các trường hợp huyết áp thấp là mạn tính, chính vì vậy, nhiều người đã quen và thích nghi với mức huyết áp này nên không cảm thấy rõ các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên đến thời kỳ mang thai, các triệu chứng huyết áp thấp có thể xuất hiện nhiều hơn, chẳng hạn như:

– Luôn cảm thấy mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi.

– Hoa mắt, chóng mặt, đầu lâng lâng, nhất là khi thay đổi tư thế.

– Đau đầu, thiếu tập trung trong tất cả mọi công việc.

– Buồn nôn, nôn.

– Tinh thần bất ổn, dễ cáu gắt, tức giận.

– Cảm thấy lạnh nhưng cơ thể lại vã mồ hôi.

– Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sắc hồng.

Những vấn đề có thể xảy ra khi bà bầu tụt huyết áp

Huyết áp thấp có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do thiếu oxy, máu lên não và các cơ quan trong cơ thể. Điều này sẽ thực sự nguy hiểm nếu bạn đang leo cầu thang, tham gia giao thông,… bởi nguy cơ bị té ngã chấn thương, sốc, đe dọa sẩy thai cũng rất cao.Một số nghiên cứu nghi ngờ tụt huyết áp thường xuyên làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc thiếu tháng.

Xử lý khi bị tụt huyết áp khi mang thai

– Với mẹ bầu bị tụt huyết áp, việc bổ sung vitamin C và vitamin B các loại là việc rất cần thiết. Trong các bữa ăn hàng ngày nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa protein, vitamin C, các loại vitamin nhóm B và chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương, cần tây, rau dền, quả lựu, táo…

– Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 6 – 7 bữa nhỏ. Uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít nước mỗi ngày: để duy trì thể tích tuần hoàn bởi mất nước, thiếu nước cũng chính là nguyên nhân gây tụt huyết áp ở nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

– Mẹ tuyệt đối không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng bởi đây là nguồn năng lượng cần thiết để mở đầu cho một ngày mới. Không nên để dạ dày trong tình trạng “vườn không nhà trống” quá lâu, chú ý cứ 4 tiếng/ lần mẹ nên bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.

– Mẹ tuyệt đối không đứng dậy đột ngột. Việc đứng dậy đột ngột sẽ làm cho huyết áp giảm xuống bất ngờ, dẫn tới hiện tượng choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai sẽ giúp các cơ được co giãn, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.

– Duy trì chế độ luyện tập, vận động cơ thể thường xuyên, với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn.

 Lưu ý đến vận động khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp, việc thay đổi tư thế một cách đột ngột sẽ khiến máu lưu thông không kịp, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Do đó, trước khi đứng dậy, mẹ bầu  nên vươn vai rồi từ từ đứng lên. Việc vươn vai giúp co giãn cơ, máu lưu thông tốt hơn, làm cho cơ thể thai phụ có thời gian thích nghi với sự thay đổi của tư thế mới.

Hạn chế những trường hợp phải leo cao, ở quá lâu ngoài nắng, hoặc đứng liên tục trong thời gian dài. Mẹ bầu  cũng nên tránh xa chỗ đông người để tránh trường hợp thiếu không khí, ngộp thở.

Điều quan trọng, mẹ bầu nên duy trì chế độ tập luyện mỗi ngày với những hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,…

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tập thể dục ở một mức độ vừa phải có thể giúp mẹ bầu ổn định huyết áp hơn, từ đó tinh thần sảng khoái hơn cho cả mẹ và bé luôn.

Kết luận

Nhiều người cho rằng tăng huyết áp luôn luôn nguy hiểm hơn tụt huyết áp, điều này có thể đúng trong một số hoàn cảnh, tuy nhiên đôi lúc những hiểm họa mà tụt huyết áp gây ra lại nguy hiểm hơn nhiều lần. Trong trường hợp với phụ nữ mang thai, tăng hay tụt huyết áp đều có những nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, vì thế mẹ bầu cần đo huyết áp thường xuyên từ khi bắt đầu thai kỳ để có sự theo dõi điều chỉnh phù hợp.

Footer page
Liên hệ

©2010 - 2018 bởi CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HẠNH PHÚC

Giấy phép mới số 33/GP - STTTT, ngày 16/04/2018

Thông tin trên trang mang tính chất tham khảo, vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Facebook Bacsixanh.vn