Đang dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV thì có thể lây bệnh cho người khác không?
Bạn N.T 28 tuổi có câu hỏi: Em đang dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV thì có thể lây bệnh cho người khác không?
Trong thời gian điều trị phơi nhiễm khả năng lây cho người sống chung nhà nếu bị tiếp xúc qua máu trong giấy vệ sinh hay là các vật dụng khác thì có cao không ạ ?
Trả lời của Bác Sĩ Tư Vấn Bác Sĩ Xanh
Chào bạn N.T, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn cũng chính là thắc mắc chung của rất nhiều người. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được câu trả lời qua một số thông tin dưới đây:
Thuốc chống phơi nhiễm HIV (thuốc ARV), được dùng trong trường hợp cho những người nguy cơ bị lây nhiễm virus HIV. Thuốc chống phơi nhiễm này có tác dụng chính là ức chế, kìm hãm virus hoạt động, nhân lên, xâm chiếm các tế bào lành tính trong cơ thể một cách thấp nhất. Cùng với đó là sự trợ giúp đến mức tối đa tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi lại các nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, kéo giảm tình trạng nhiễm bệnh cho người bị phơi nhiễm.
Phơi nhiễm HIV có thể được hiểu là sự tiếp xúc của lớp niêm mạc da bị tổn thương, với nguồn lây nhiễm virus HIV (dịch cơ thể, máu)… Là nguy cơ dẫn đến bệnh HIV cho một người khỏe mạnh, bình thường. Về trường hợp của em, trong quá trình này, em cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ an toàn cho mọi người xung quanh em nhé. Sau điều trị, em cần đi xét nghiệm lại HIV để biết kết quả điều trị.
Chúc em sức khỏe.
Câu hỏi của bạn Đ. D: Dạ chào bác sĩ em có quan hệ không an toàn với một cô gái. Và sau 6 tháng em đi xét nghiệm kết quả cho ra là âm tính, như vậy có thể coi là an toàn không ạ?
Trả lời của Bác Sĩ Tư Vấn Bác Sĩ Xanh
Chào em,
Nếu em xét nghiệm HIV sau khi có hành vi nguy cơ 6 tháng, trong khoảng thời gian từ khi có hành vi nguy cơ đến khi em làm xét nghiệm, em không có hành vi nào khác, thì kết quả xét nghiệm HIV âm tính sau 6 tháng là kết quả chính xác rồi, em có thể yên tâm không nhiễm HIV.
Tuy nhiên khi quan hệ tình dục không an toàn như vậy có khá nhiều các nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội như lậu sùi mào gà, giang mai, viêm gan B, chứ không chỉ HIV…vv như vậy em vẫn nên theo dõi sức khỏe bản thân nếu có dấu hiệu bất thường như nổi mụn ở dương vật, tiểu buốt, tiểu ra mủ, hay sức khở suy giảm thì cần đi khám sớm để loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khác. và chúng tôi cũng khuyên em nên có lối sống quan hệ tình dục an toàn, tránh lây bệnh cho chính bản thân mình. Sử dụng bao cao su là một trong những biện pháp an toàn mà mình có thể sử dụng em nhé.
Chúc em sức khỏe.
Câu hỏi của anh B.T 33 tuổi: Chào bác sĩ, mới đây tôi có quan hệ với một người khác giới, trong lúc quan hệ tôi có bị rách BCS đến lúc xong mới phát hiện, sau đó tôi có rửa sạch sẽ, nhưng tôi quên không hỏi cô gái kia có bị bệnh truyền nhiễm hay không? Tôi đang rất hoang mang, xin bác sĩ cho lời khuyên ạ.
Trả lời của Bác Sĩ Tư Vấn Bác Sĩ Xanh
Chào bạn B.T!
Với bệnh HIV/ AIDS là bệnh do virus HIV gây ra sự suy giảm miễn dịch ở người, bệnh lây truyền qua 3 đường: quan hệ tình dục, đường máu, mẹ sang con. Hiện nay xét nghiệm virus HIV thông qua mẫu bệnh phẩm là máu. Có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau, mỗi phương pháp có một nguyên lý phát hiện bệnh khác nhau, do đó thời gian chính xác để xét nghiệm cũng có sự khác biệt tùy từng phương pháp.
Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV. Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot…Thời gian chính xác để đi xét nghiệm HIV bằng phương pháp này là lần 1 là sau 3 tháng từ khi có hành vi có nguy cơ đã lây nhiễm virus HIV, tính từ lần 1 thì sau 3 tháng tiếp sẽ tiến hành xét nghiệm lần 2. Sau 2 lần xét nghiệm nếu đều âm tính có thể yên tâm hoàn toàn.
Loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (toàn bộ hay một bộ phận) của HIV. Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, hoặc những trường hợp xác định tải lượng virus HIV trong điều trị bằng ARV.Thời gian xét nghiệm bằng phương pháp này là sau hành vi nguy cơ 12 ngày, độ chính xác khoảng 90%.
Trong thời gian 22 ngày kể từ sau khi có hành vi phát sinh nguy cơ lây nhiễm virus HIV (tức là khoảng 3 tuần sau) – thực hiện xét nghiệm máu HIV Ag/ab combo có thể giúp phát hiện ra cả kháng nguyên lẫn kháng thể… với chính xác cũng tương đương với PCR là khoảng 90%.
Với mỗi bệnh viện tùy vào sự đầu tư trang thiết bị, máy móc y tế mà có thể thực hiện được các xét nghiệm khác nhau, tuy nhiên với các phương pháp xét nghiệm kháng thể thì hầu hết ở các bệnh viện hoặc trung tâm y tế dự phòng đều có thể kiểm tra, còn riêng với PCR, combo thì cần phải lên các bệnh viện lớn. Do đó tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của bạn để bạn có thể quyết định đến các bệnh viện với thời gian phù hợp để kiểm tra nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Các câu hỏi cần tư vấn quý độc giả vui lòng gửi đến email bacsixanh.vn@gmail.com hoặc liên hệ qua hotline Tư Vấn Trực Tuyến: 19006573