Trào ngược dạ dày gây ợ nóng, trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản xảy ra thường xuyên. Tìm hiểu cụ thể căn bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhé.
Trào ngược dạ dày là gì?
Nếu bạn bị acid rò rỉ trào ngược lên cổ họng, bạn đã bị trào ngược dạ dày. Đôi khi kèm theo viêm thực quản do acid kích thích niêm mạc cổ họng. Lớp niêm mạc thực quản có thể đối phó với một lượng acid nhất định. Tuy nhiên, một số người có cổ họng nhạy cảm phát triển các triệu chứng chỉ với một lượng nhỏ trào ngược. Thậm chí có người bị trào ngược acid rất nhiều mà không bị viêm thực quản hoặc xuất hiện triệu chứng bệnh.
Nguyên nhân nào gây bệnh trào ngược dạ dày?
Cơ chế của thức ăn là đi xuống thực quản để tới dạ dày, niêm mạc dạ dày tạo acid để tiêu hóa. Trong đó, dạ dày có lớp bảo vệ khỏi acid nhưng thực quản thì không. Khi cơ vòng của bạn hoạt động bình thường, nó sẽ đóng mở cho thức ăn đi qua và ngăn chăn đồ ăn trong dạ dày cũng như acid chạy ngược vào thực quản. Khi cơ vòng có vấn đề với thắt chặt và mở ra không đúng cách, acid từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày cần chú ý
Chứng ợ nóng
Cảm giác nóng rát dâng lên từ bụng dưới cho đến tận cổ của bạn là ợ nóng, và nó là triệu chứng điển hình chứng minh bạn bị trào ngược acid dạ dày.
Triệu chứng khác phổ biến
Nó sẽ bao gồm cảm giác đau ở bụng trên và ngực, luôn có vị acid chua lòm trong miệng, bị đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu và đau rát từ thực quản đến da dày khi bạn uống đồ uống nóng, ăn cay. Nếu bạn hay ợ nóng sau bữa ăn, các triệu chứng này cũng thường xuất hiện và khiến bạn khó chịu sau khi ăn.
Triệu chứng chỉ có ở một số người
- – Ho vào ban đêm: đôi khi xảy ra hoặc có thể dai dẳng không dứt, đó là do acid gây khó chịu cho khí quản của bạn. Đôi khi ho và khò khè có thể do trào ngược acid.
- – Các vấn đề về nướu, hôi miệng, đau họng, khàn giọng và cảm giác có một khối u trong cổ họng.
- – Đau ngực nghiêm trọng, đôi khi bị lầm tưởng là bệnh tim.
Điều trị trào ngược dạ dày như thế nào?
Các phương pháp ở phòng khám chữa trào ngược dạ dày
Thuốc kháng acid: là thuốc giảm lượng acid trào ngược, bạn có thể được kê theo đơn khi khám bác sĩ, đôi khi có thể được bác sĩ khuyên dùng cho chứng ợ nóng không thường xuyên của bạn. Một liều thuốc có thể giúp bạn giảm bớt sự nóng rát khi xuất hiện triệu chứng gần như lập tức.
Thuốc ức chế acid: Nếu bạn có triệu chứng thường xuyên thì đi khám bác sĩ sẽ được khuyên dùng thuốc ức chế acid, vì nó ức chế lượng acid do dạ dày tạo ra.
Phẫu thuật: phẫu thuật có thể là một lựa chọn cho một số người mà chất lượng cuộc sống vẫn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng của họ và khi điều trị bằng thuốc không khỏi.
Các mẹo nhỏ tại nhà hỗ trợ bệnh trào ngược dạ dày của bạn
Ăn uống: Các triệu chứng tồi tệ hơn ở một số người khi ăn bạc hà, cà chua, sô cô la, thực phẩm cay, đồ uống nóng, cà phê và đồ uống có cồn. Hãy duy trì chế độ ăn theo cách tăng lượng chất xơ, rau và trái cây ít chua, ăn chuối, sữa hạt, cà rốt,.v.v.
Tư thế nằm: Nằm xuống hoặc cúi về phía trước rất nhiều trong ngày sẽ gây trào ngược. Ngồi gù hoặc đeo nịt bụng cũng có thể gây thêm áp lực lên dạ dày, làm chứng trào ngược xuất hiện.
Không hút thuốc lá: Theo các chuyên gia, người hút thuốc lá sẽ làm cơ vòng giãn mở quá mức tạo ra tình trạng acid chảy lên cổ họng. Tránh hút thuốc và không ở gần người hút thuốc.
Trào ngược dạ dày không khó điều trị dứt điểm. Bệnh lâu ngày dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng vĩnh viễn đến sức khỏe của bạn, tệ nhất là tình trạng ung thư. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy nguy cơ trào ngược acid ở cơ thể, hãy đi khám để biết rõ tình trạng hệ tiêu hóa có khỏe mạnh hay không.