Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván và những điều cần lưu ý

Vắc xin phòng bệnh uốn ván là cách tốt nhất giúp phòng ngừa tình trạng bệnh này. Tuy nhiên nên tiêm vào thời điểm nào? Đối tượng nào nên tiêm phòng uốn ván không phải ai cũng biết được.

Bệnh uốn ván gia tăng do chủ quan

Uốn ván là căn bệnh nhiễm trùng gây nên do vi khuẩn Clostridium Tetani. Chúng thường được tìm thấy trong phân động vật, đồ kim loại bị rỉ sét hay sống rãnh…. Từ vết thương hở, vết bỏng hay vết thương dập nát, nạo phá thai, tiêm chích nhiễm bẩn không được vệ sinh vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong do hô hấp ngưng trệ, trụy tim mạch hay rối loạn thần kinh… Thậm chí, tình trạng bệnh còn gây tử vong nhanh chóng nếu như không được điều trị kịp thời.

Bệnh uốn ván rất nguy hiểm nhưng nhiều người chủ quan không để ý đến vì thế bệnh càng diễn tiến phức tạp, số lượng bệnh nhân tăng lên. Thậm chí, số lượng bệnh nặng nghiêm trọng, số người tử vong cũng gia tăng nhiều hơn.

Theo như thống kê, 4 tháng đầu năm 2017 đã có đến 134 người bệnh uốn ván nhập viện. Trong số đó có nhiều trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng với những biểu hiện như co giật, cơ cứng cơ toàn thân hay nuốt sặc. Nếu như bệnh nhân nặng cần phải được chỉ định thở máy và theo dõi điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.

Những ca bệnh mắc uốn ván đều do bệnh nhân ngã khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc có vết thương hở tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập hay bị những vật sắc nhọn như cành cây, mảnh chai sành hay đinh gỉ dính bùn đất có chứa vi khuẩn gây nên.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh tả và những điều cần lưu ý

Độ tuổi nên tiêm vắc xin uốn ván

Nhằm phòng ngừa tình trạng bệnh này, bên cạnh những mũi tiêm chủng cho trẻ sau sinh thì tất cả mọi người đều phải tiêm vắc xin uốn ván sau mỗi 5 – 10 năm. Điều này giúp bảo vệ cơ thể bởi lẽ vắc xin phòng bệnh uốn ván không tạo miễn dịch bền vững suốt đời.

Trên thực tế nhiều người không biết đến những vấn đề này. Vì thế cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.

Hiện nay, theo như thống kê của các chuyên gia thì hầu hết người bệnh đều không tiêm phòng vắc xin uốn ván sau 16 tuổi. Nhiều người nghĩ rằng việc tiêm phòng một số mũi uốn ván đểu để tạo kháng thể giúp đảm bảo phòng bệnh. Tuy nhiên điều này không đúng vì thế nên tìm hiểu thật kỹ, liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Ai nên tiêm phòng vắc xin uốn ván?

Bác sĩ khuyến cáo mọi người đều nên tiêm phòng uốn ván sau mỗi 5 – 10 năm. Trong đó đặc biệt là những đối tượng cụ thể bao gồm phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh hoặc người bị ảnh hưởng hệ thống miễn dịch.

– Phụ nữ có thai: Trẻ sơ sinh mắc uốn ván với tỷ lệ tử vong đến 95%. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua vết cắt ở rốn được thực hiện bằng dụng cụ đỡ đẻ hay tay người thực hiện không vệ sinh đúng cách.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu và những điều cần lưu ý

Do tính chất nguy hiểm vì thế tất cả bà bầu đều phải tiêm vắc xin phòng ngừa tình trạng này. Đây là cách giúp bảo vệ cả bà bầu và trẻ sơ sinh bởi miễn dịch của người mẹ sau khi tiêm vắc xin có thể phòng ngừa được tình trạng bệnh này lây nhiễm.

– Nông dân làm việc trong các trang trại: Những người này rất dễ lây nhiễm uốn ván bởi thường xuyên tiếp xúc với những nơi không sạch sẽ như phân động vật, đinh rỉ, bùn đất… Việc tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết giúp phòng tránh tình trạng bệnh này.

– Công nhân xây dựng: Tính chất công việc khác nhau, thường xuyên tiếp xúc với kim loại rỉ sét, bê tông, nguy cơ bị vật nhọ đâm rất cao. Chính vì thế việc tiêm phòng vắc xin uốn ván là điều quan trọng để hạn chế những tai nạn, rủi ro nghề nghiệp. Ngoài ram đối tượng tiêm chích ma túy do hệ thống miễn dịch suy giảm vì thế muốn tiêm cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Thời điểm tiêm vắc xin phòng uốn ván cho trẻ

Thông tin từ Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trẻ em cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm thích hợp.

Bao gồm, trẻ cần tiêm ba mũi vắc xin 5 trong 1. Vắc xin sẽ phòng các bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não do vi khuẩn Hib, viêm phổi. Thời gian tiêm vào các tháng tuổi 2 – 3 – 4. Đến khi trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm nhắc lại mũi DPT phòng các bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue và những điều cần lưu ý

Sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại một liều bởi vắc xin uốn ván không có tác dụng phòng bệnh cả đời. Cho đến hiện nay vắc xin phòng bệnh uốn ván được kết hợp với các bệnh khác để giảm thiểu số lần tiêm cho trẻ.

Trước và ngay sau khi tiêm, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe trước khi có những chỉ định thích hợp đồng thời hạn chế những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Trước và sau khi tiêm vắc xin, bé sẽ được bác sĩ thăm khám và theo dõi để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ rất hiếu động và nghịch ngợm vì thế việc xuất hiện vết thương ngoài da là điều khó tránh khỏi. Vì thế mẹ nên nhớ lịch tiêm vắc xin phòng bệnh để tránh lây nhiễm và khiến bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chào mừng đến với Bacsixanh.vn! Tôi là Bác sĩ Hồng Diễm, một chuyên gia y tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y. Tôi đã đạt được tấm bằng thạc sỹ dược và hiện đang làm việc như một chuyên viên y tế tại một bệnh viện danh tiếng. Trải qua nhiều năm học tập và làm việc trong lĩnh vực y tế, tôi đã tích luỹ được một kiến thức sâu rộng về các vấn đề sức khỏe và y tế. Tôi luôn cống hiến và nỗ lực để đem lại cho mọi người những thông tin y tế chính xác, tin cậy và có giá trị.

Related Posts

1647567716 6561 benh cum 10

Vắc xin phòng bệnh cúm và những điều cần lưu ý

Sử dụng vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh cúm từ những yếu tố nguy cơ. Nhưng khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? Tiêm thời điểm nào hợp lý?

1647498205 4868 benh bach hau o tre em 5

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin bạch hầu là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bạn khỏi nguồn bệnh. Nhưng nên tiêm vào thời gian nào? Tiêm phòng ở đâu? Phản ứng sau tiêm là gì?

1647497996 8953 tiem vac xin soi 3

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi tiêm chủng nên chú ý những điều gì? Cần làm gì trước và sau khi tiêm? Bạn quan tâm đến những điều này hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1647497909 6863 tiem phong quai bi 2

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất giúp phòng bệnh ho gà ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nên tiêm thời gian nào? Liều tiêm,…