Sử dụng vắc xin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thương hàn. Tuy nhiên khi tiêm vào thời điểm nào? Lưu ý gì khi đi tiêm? Tiêm vắc xin thương hàn có tác dụng phụ gì không?
Theo các chuyên gia, thương hàn là căn bệnh nguy hiểm, bệnh gây nên do loại vi khuẩn mang tên Salmonella Typhi. Khi mắc bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, đau dạ dày, chán ăn và nổi mẩn ở một số trường hợp. Bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tử vong ở 30% bệnh nhân mắc.
Thường thì bạn sẽ bị nhiễm bệnh từ thực phẩm hay nguồn nước nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay trên thế giới có khoảng 21 triệu người mắc mỗi năm và có khoảng 200.000 ca tử vong từ bệnh. Việc tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh, hạn chế việc lây nhiễm từ người khác hoặc môi trường ngoài.
Bạn đang thắc mắc về tính hiệu quả, thời điểm tiêm và những phản ứng sau tiêm vắc xin thương hàn có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Vắc xin phòng bệnh thương hàn
Chuyên gia cho biết, sử dụng vắc xin phòng bệnh thương hàn có thể giúp phòng ngừa bệnh. Hiện nay có hai loại vắc xin bao gồm vắc xin bất hoạt được dùng qua đường tiêm và vắc xin sống đã được giảm độc lực dùng qua đường uống.
Việc tiêm phòng bệnh này được khuyến nghị cho các đối tượng bao gồm khách du lịch đến nơi khác trên thế giới, tại đó bệnh thương hàn rất thường gặp. Nhưng bạn cần hiểu rằng loại vắc xin này không có hiệu quả 100% cũng không là sự thay thế cho tính thận trọng đối với thực phẩm bạn sử dụng.
Những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh, nhân viên trong phòng thí nghiệm làm việc với nguồn bệnh cũng được khuyến cáo sử dụng vắc xin. Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, loại vắc xin này được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 3 – 10 tuổi. Vắc xin thương hàn tiêm một mũi duy nhất.
– Vắc xin thương hàn bất hoạt: Sử dụng một liều tiêm để bảo vệ, du khách nên được chủng ngừa ít nhất hai tuần trước khi đi du lịch để vắc xin có đủ thời gian để phát huy tốt nhất công dụng. Riêng với người chịu nguy cơ lây nhiễm nên tiêm liều trợ kháng vào mỗi 2 năm.
– Vắc xin thương hàn sống: Sử dụng bốn liều một viên nang uống cách ngày một lần trong thời gian một tuần. Trong đó, liều cuối cùng sử dụng ít nhất 1 tuần trước thời điểm khởi hành để đi du lịch giúp vắc xin phát huy tốt nhất tác dụng.
Bạn nên nhớ, uống với nước lạnh hay nước ấm cách bữa ăn 1 giờ, tránh nhai viên nang. Nếu như vẫn có nguy cơ cần dùng thêm liều hỗ trợ theo chu kỳ 5 năm.
Đối tượng không nên dùng vắc xin thương hàn
– Vắc xin thương hàn bất hoạt: Loại vắc xin này chỉ định không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, những ai có phản ứng nặng với liều trước đó của loại vắc xin này. Nếu như có phản ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
– Vắc-xin thương hàn sống: Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi, người phản ứng với vắc xin hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Những người đang điều trị bệnh vào thời gian tiêm thuốc hoặc có hệ miễn dịch yếu cũng không nên sử dụng loại vắc xin này.
Ngoài ra những đối tượng như người bị nhiễm HIV/ AIDS hay bất cứ bệnh nào ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, đang điều trị thuốc liên quan đến hệ thống miễn dịch, ung thư, điều trị ung thư cũng nên tránh sử dụng vắc xin thương hàn. Nếu như muốn sử dụng thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Bạn nên nhớ không nên dùng vắc xin thương hạn loại qua đường uống cho đến sau khi đã dùng thuốc kháng sinh được ba ngày. Tốt nhất thì nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.
Nguy cơ khi dùng vắc xin thương hàn
Chuyên gia cho biết, vắc xin bệnh thương hàn cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như phản ứng mạnh sau tiêm chủng. Những rủi ro vắc xin bệnh này gây tổn thương hoặc tử vong rất nhỏ. Những vấn đề nghiêm trọng từ việc sử dụng hai loại vắc xin này cũng rất hiếm gặp.
– Vắc xin thương hàn bất hoạt: bệnh nhân có thể gặp những phản ứng nhẹ như sốt, đau đầu hoặc đỏ tất hoặc sưng ở khu vực tiêm nhưng tỷ lên không nhiều.
– Vắc xin thương hàn sống: Thường xuất hiện những phản ứng nhẹ như sốt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa hoặc nổi mẩn ngứa.
Làm gì khi có phản ứng nghiêm trọng
Bạn nên tìm xem những gì khiến bạn lo lắng như dấu hiệu phản ứng dị ứng, sốt ca hay những thay đổi hành vi gặp phải. Những dấu hiệu phản ứng dị ứng nặng bao gồm mề đay, sưng ở mặt và cổ, khó thở hoặc cơ thể bị yếu đi. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi tiêm vài phút đến vài giờ.
Nếu như gặp phải những vấn đề này, không biết cách xử lý như thế nào hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất. Phản ứng đó sẽ được báo cáo lên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia. Mọi thông tin nên liên hệ thêm các chuyên gia để được tư vấn kịp thời nhất.