Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi tiêm chủng nên chú ý những điều gì? Cần làm gì trước và sau khi tiêm? Bạn quan tâm đến những điều này hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Theo các chuyên gia, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi virus Paramyxoviridae. Thông thường bệnh xuất hiện vào thời điểm cuối đông, đầu xuân khi khí hậu ẩm ướt. Bệnh dễ lây nhiễm đặc biệt đối tượng trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch, hệ thống miễn dịch bị tác động… Khi đó khả năng gây thành dịch, bùng phát dịch ngày càng tăng cao.

Căn bệnh này là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh có thể lây nhiễm quá đường không khí vì thế mà khả năng bùng phát thành dịch rất cao đặc biệt là những nơi đông người.

Tại sao cần tiêm phòng sởi?

Chuyên gia cho biết, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Mục đích của việc điều trị hiện nay giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh như ho, sốt…, điều trị các biến chứng có thể xảy ra. Chẳng hạn như sử dụng thuốc hạ nhiệt đẻ giảm sốt. Trong đó, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin.

Nếu như số lượng người tiêm chủng chưa đủ cao để ngăn cản virus sởi lan truyền vì thế việc tiêm chủng là cần thiết. Bạn không nên chờ người khác tiêm chủng để mình khỏi nhiễm bệnh mà nên chủ động.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh tả và những điều cần lưu ý

Những nơi công cộng như trường học, công sở, công ty là nơi dẽ lây nhiễm bệnh sởi nhất vì thế cần tiêm chủng và vệ sinh khu vực thường xuyên để tránh nhiễm bệnh.

Phản ứng khi tiêm phòng sởi

Theo đánh giá thì như bất cứ loại thuốc hay chế phẩm sinh học nào, việc tiêm chủng vắc xin sởi có thể gây nên phản ứng dị ứng. Thông thường thì phản ứng dị ứng mạnh xuất hiện vài phút sau khi tiêm vì thế mà những người tiêm phòng không nên rời cơ sở y tế trong khoảng 15 – 30 phút sau khi tiêm chủng xong.

Việc tiêm vắc xin chính là biện pháp tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh sởi cũng như những biến chứng của bệnh này. Khi được tiêm đạt miễn dịch, thường thì miễn dịch sẽ theo suốt cuộc đời.

Khi tiêm, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng sau tiêm cụ thể dưới đây:

– Bệnh nhân bị sưng, đỏ và đau ở vị trí tiêm là phản ứng thường thấy, để xử lý bạn có thể chườm khăn ướt hay mát xung quanh vị trí tiêm.

– Tình trạng sốt nhẹ, phát ban xuất hiện vào ngày thứ 5 – 12 sau khi tiêm, tỷ lệ phản ứng dị ứng sau tiêm có tỷ lên từ 10 – 49%. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị sốt cao, cơn rét run hay thậm chí là co giật với tỉ lệ khoảng 1 – 9% tổng số các trường hợp. Bạn có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt dạng Paracetamol hay Ibuprofen nếu như sốt quá cao.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh lao phổi và những điều cần lưu ý

– Trẻ bị kích thích, lơ mơ, tiêu chảy, viêm kết mạc hoặc đau khớp từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ngoài ra còn có một số trường hợp bị các phản ứng dị ứng sau tiêm như sưng hạch, tuyến gân hàm, giảm tạm thời những tế bào hỗ trợ đông máu, biểu hiện rối loạn thần kinh hiếm gặp… Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Lịch tiêm chủng phòng sởi như thế nào?

Ở những quốc gia đang phát triển trong đó bao gồm Việt Nam trẻ được khuyến cáo nên tiêm phòng hai mũi sởi trong đó mũi thứ nhất khi 12 tháng tuổi hay hơn. Những nghiên cứu cho thấy nếu như tiêm phòng trước 12 tháng tuổi cho tỷ lệ thành công thấp hơn bởi kháng thể của mẹ có thể vẫn tồn tại trong cơ thể của trẻ làm giảm hiệu quả của vắc xin phòng bệnh từ virus sống giảm hoạt lực.

Theo tính toán, tỷ lệ đáp ứng miễn dịch khi tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi khoảng 96%, trẻ 15 tháng tuổi là 98%. Tiếp theo, mũi thứ hai được thực hiện tại những độ tuổi rất khác biệt dao đồng từ 15 tháng tới 9 tuổi tùy theo từng tình hình của các quốc gia.

Nên tiến hành tiêm phòng sởi khi trẻ 9 tháng tuổi nếu như có dự định đi tới vùng dịch. Ở một số quốc gia như Mỹ, Úc đối tượng trẻ này đều phải tiêm nhắc lại mũi 1 khi đủ 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai theo đúng lịch như bác sĩ đã quy định. Chính vì thế mà trẻ tiêm phòng khi 9 tháng tuổi cần có ba mũi vắc xin phòng bệnh sởi.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và những điều cần lưu ý

Nhưng với mục tiêu ngăn ngừa dịch bùng phát tại những quốc gia có nguy cơ cao, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm hai mũi phòng sởi và mũi đầu vào 9 tháng tuổi. Sau đó, mũi thứ hai tiêm cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng.

Một số thông tin trên đây liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và những lưu ý cần nhớ. Hy vọng với những chia sẻ cụ thể này bạn có thể biết cách phòng bệnh, tránh lây nhiễm sởi cho cộng đồng và bản thân. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ trong gia đình.

Chào mừng đến với Bacsixanh.vn! Tôi là Bác sĩ Hồng Diễm, một chuyên gia y tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y. Tôi đã đạt được tấm bằng thạc sỹ dược và hiện đang làm việc như một chuyên viên y tế tại một bệnh viện danh tiếng. Trải qua nhiều năm học tập và làm việc trong lĩnh vực y tế, tôi đã tích luỹ được một kiến thức sâu rộng về các vấn đề sức khỏe và y tế. Tôi luôn cống hiến và nỗ lực để đem lại cho mọi người những thông tin y tế chính xác, tin cậy và có giá trị.

Related Posts

1647567716 6561 benh cum 10

Vắc xin phòng bệnh cúm và những điều cần lưu ý

Sử dụng vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh cúm từ những yếu tố nguy cơ. Nhưng khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? Tiêm thời điểm nào hợp lý?

1647498205 4868 benh bach hau o tre em 5

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin bạch hầu là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bạn khỏi nguồn bệnh. Nhưng nên tiêm vào thời gian nào? Tiêm phòng ở đâu? Phản ứng sau tiêm là gì?

1647497909 6863 tiem phong quai bi 2

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất giúp phòng bệnh ho gà ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nên tiêm thời gian nào? Liều tiêm,…

Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván và những điều cần lưu ý

Vắc xin phòng bệnh uốn ván là cách tốt nhất giúp phòng ngừa tình trạng bệnh này. Tuy nhiên nên tiêm vào thời điểm nào? Đối tượng nào nên tiêm phòng uốn ván không phải ai cũng biết được.