Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Theo các chuyên gia, hiện nay vắc xin phòng quai bị đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào Chương trình tiêm chủng, trong đó có Việt Nam. Vắc xin phòng bệnh này thường kết hợp với vắc xin phòng bệnh sởi, rubella với tên gọi là vắc xin MMR.

Tuy nhiên loại vắc xin này nên tiêm vào thời điểm nào? Lưu ý gì khi tiêm? Những phản ứng phụ sau tiêm là gì? Để giải đáp được hết những thông tin cụ thể này mời bạn cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tại sao cần tiêm vắc xin quai bị?

Bệnh quai bị là bệnh nhiễm trùng gây nên do virus. Nếu như bệnh này xuống tinh hoàn gây nên tình trạng viêm với những di chứng nguy hiểm. Thông thường thì bệnh xảy ra ở trẻ độ tuổi từ 5 – 9.

Nếu như người bệnh ho hay hắt hơi có thể khiến cho virus bay ra và lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp đến người khác. Người mắc bệnh có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với nươc tiểu của người nhiễm bệnh. Bệnh không được điều trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng ở nam giới như teo tinh hoàn, vô sinh, nhiễm trùng não hoặc suy giảm thính lực. Nữ giới bị bệnh ngoài những biến chứng trên còn có thể viêm buồng trứng, sảy thai, thai chết lưu hay sinh non nếu bị nhiễm trong thai kỳ.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và những điều cần lưu ý

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo việc tiêm phòng vắc xin quai bị nên được đưa vào Chương trình tiêm chủng để phòng chống sự lây nhiễm của bệnh. Những người mắc bệnh này có thể để lại những gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tại Việt Nam, mũi tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị được đưa vào Chương trình tiêm chủng Quốc gia. Tại hầu hết các quốc gia, vắc xin phòng bệnh này được kết hợp với chương trình tiêm vắc xin bệnh quai bị – sởi – rubella. Loại vắc xin này chứa virus sống giảm độc lực, đây chính là loại virus sống song đã được làm suy yếu để không thể gây bệnh.

Tiêm vắc xin phòng quai bị khi nào?

Tùy từng đối tượng sẽ tiến hành thực hiện lịch tiêm chủng khác nhau. Đối với người lớn, tiêm phía trên bắp tay với liều duy nhất 0.5mm. Nếu là trẻ em, nên tiêm liều thứ nhất lúc trẻ 12 – 18 tháng tuổi đến liều thứ hai khi trẻ trong khoảng từ 3 – 5 tuổi hoặc là trước khi trẻ đi học. Theo các chuyên gia, hai liều nên được tiêm cách nhau tối thiểu một tháng.

Bạn nên nhớ, trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị nếu đã bỏ qua liều thông thường. Tiêm ngừa trước khi trẻ được 12 tháng tuổi sẽ không mang đến hiệu quả lâu dài vì thế mà trẻ cần được tiêm liều thứ hai sau đó để đảm bảo đủ kháng thể phòng bệnh.

Tác dụng phụ của vắc xin phòng quai bị

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị có thể gây ra những phản ứng phụ sau tiêm không mong muốn. Chẳng hạn như phát ban trên da, viêm họng, sốt nhẹ hoặc nổi hạch. Thậm chí có thể gây viêm hay đau khớp.

Xem thêm:   Vắc xin phòng bệnh đậu mùa và những điều cần lưu ý

Khi bạn tiêm vắc xin phòng bệnh cần nhớ phụ nữ chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm huyết thanh trước xem đã có kháng thể chữa. Trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính trước hay trong khi mang thai cần được tiêm chủng sớm sau thai sản. Còn phụ nữ trong vòng một tháng sau khi tiêm cần tránh mang thai. Còn với phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm chủng loại vắc xin này.

Trường hợp không nên hay hoãn tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch chẳng hạn như mắc HIV/AIDS, người bị bệnh ác tính. Ngoài ra, những đối tượng đang được điều trị bằng thuốc corticoid liều cao trên toàn thân hoặc thuốc chống chuyển hóa, điều trị ung thư bằng xạ trị hay phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai cũng không nên tiêm vắc xin phòng bệnh.

Đối với phụ nữ sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị cần tránh mang thai tối thiểu trong thời gian 28 ngày.

Tiêm phòng vắc xin quai bị rồi có bị bệnh không?

Các chuyên gia cho biết, vắc xin phòng bệnh quai bị được tiêm kết hợp cùng với vắc xin phòng bệnh sởi, rubella vì thế hiệu quả bảo vệ chỉ đạt khoảng 90 – 95%. Nhưng nếu như đã được tiêm phòng bệnh thì khi mắc bệnh thường nhẹ hơn với thời gian mắc bệnh ít hơn so với những người chưa có kháng thể hay chưa được tiêm phòng. Bởi lẽ, cơ thể lúc này đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh.

Xem thêm:   Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu và những điều cần lưu ý

Có nghĩa là khi đã được tiêm phòng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận được virus quai bị là vật thể lạ vì thế sẽ kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch để tiêu diệt chúng. Nếu như thực sự mắc bệnh hệ thống miễn dịch của có thể đã được chuẩn bị sẵn sàng có thể chiến đấu với những tác nhân gây hại.

Những thông tin trên đây liên quan đến vắc xin phòng bệnh quai bị và những lưu ý cần nhớ đến.Việc tiêm phòng là cần thiết và quan trọng giúp cơ thể đủ khỏe để chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh. Nếu như bạn đang có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.

Chào mừng đến với Bacsixanh.vn! Tôi là Bác sĩ Hồng Diễm, một chuyên gia y tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y. Tôi đã đạt được tấm bằng thạc sỹ dược và hiện đang làm việc như một chuyên viên y tế tại một bệnh viện danh tiếng. Trải qua nhiều năm học tập và làm việc trong lĩnh vực y tế, tôi đã tích luỹ được một kiến thức sâu rộng về các vấn đề sức khỏe và y tế. Tôi luôn cống hiến và nỗ lực để đem lại cho mọi người những thông tin y tế chính xác, tin cậy và có giá trị.

Related Posts

1647567716 6561 benh cum 10

Vắc xin phòng bệnh cúm và những điều cần lưu ý

Sử dụng vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh cúm từ những yếu tố nguy cơ. Nhưng khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? Tiêm thời điểm nào hợp lý?

1647498205 4868 benh bach hau o tre em 5

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin bạch hầu là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bạn khỏi nguồn bệnh. Nhưng nên tiêm vào thời gian nào? Tiêm phòng ở đâu? Phản ứng sau tiêm là gì?

1647497996 8953 tiem vac xin soi 3

Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và những điều cần lưu ý

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khi tiêm chủng nên chú ý những điều gì? Cần làm gì trước và sau khi tiêm? Bạn quan tâm đến những điều này hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh lây nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vắc xin này thường được tiêm cùng với bệnh sởi và rubella.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà và những điều cần lưu ý

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất giúp phòng bệnh ho gà ở người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nên tiêm thời gian nào? Liều tiêm,…

Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván và những điều cần lưu ý

Vắc xin phòng bệnh uốn ván là cách tốt nhất giúp phòng ngừa tình trạng bệnh này. Tuy nhiên nên tiêm vào thời điểm nào? Đối tượng nào nên tiêm phòng uốn ván không phải ai cũng biết được.