Sử dụng vắc xin là cách tốt nhất để phòng tránh lây nhiễm tình trạng bệnh này. Những trong khi tiêm nên chú ý điều gì? Một số thông tin về vắc xin phòng lao sẽ giúp bạn đưa đến hiểu biết tốt nhất dành cho mình.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất trên thế giới hiện nay. Vì thế, việc phòng ngừa bệnh không chỉ là mục tiêu của mỗi gia đình mà còn là nỗ lực của cả cộng đồng. Mũi tiêm phòng bệnh lao ở trẻ sơ sinh đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ năm 1981.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, gánh nặng của bệnh lao ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Đây là quốc gia đứng thứ 15 trong 30 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên thế giới. Đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 105.839 ca bệnh mắc lao, vượt chỉ tiêu cả năm 2016 là 3,5%.
Vì sao cần tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?
Mycobacterium Tuberculosis (MTB) là loại vi khuẩn, tác nhân gây nên bệnh lao ở người. Loại vi khuẩn này có thể lây truyền qua không khí nếu như hít chung bầu không khó với người mắc bệnh lao, nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ rất cao.
Nếu như bị nhiễm khuẩn lao bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng về phổi. Tình trạng có thể lây lan sang xương, hệ thống thần kinh, hạch bạch huyết hay các cơ quan khác trong cơ thể. Trước đây khi chưa có vắc xin phòng bệnh lao, tỷ lệ tử vong gây nên do bệnh cao. Lao được xét vào tứ chứng nan y.
Do bệnh dễ lây nhiễm, trong khi Việt Nam lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Vì thế từ năm 1981, Bộ y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Cho đến hiện nay vắc xin phòng bệnh cũng được áp dụng cho trẻ từ khi mới sinh có đủ điều kiện về sức khỏe.
Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh khi
Vắc xin phòng bệnh lao, trong đó tại Việt Nam sử dụng loại BCG được các chuyên gia khuyến cáo tiêm cho trẻ em trong thời gian 1 tháng sau khi sinh. Với những đứa trẻ nếu như có đủ sức khỏe, phát triển ổn định cũng như không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ được tiêm phòng bệnh lao ngay ngay đầu tiên sinh ra. Còn với trẻ sinh nong, những đứa trẻ được theo dõi sức khỏe cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Tuy nhiên với những trường hợp này cần sự theo dõi kịp thời của bác sĩ để được tư vấn.
Lưu ý khi tiêm vacxin lao cho trẻ sơ sinh
Nhằm đảm bảo an toàn, trước khi tiêm phòng vắc xin các mẹ cần tìm hiểu rõ tình trạng sức khỏe của trẻ. Nên nói rõ với bác sĩ nếu như đang trong tình trạng sốt hay mắc các bệnh cấp tính như viêm phổi, nhiễm khuẩn, thương hàn… để quyết định có nên tiến hành tiêm phòng hay không.
Trường hợp trẻ mắc phải bệnh mạn tính, khả năng tự phản ứng với vắc xin của trẻ nghiêm trọng hơn vì thế nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tiêm vắc xin. Điều này giúp tránh những tác động xấu đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu như bé bị thiếu cân hoặc đang trong thời kỳ hồi sức, bệnh chàm da cũng không nên tiêm vắc xin phòng bệnh lao để tránh lại những biến chứng nguy hiểm.
Nếu như bị dị ứng thuốc, thức ăn hay bị dị tật bẩm sinh hoặc tình trạng miễn dịch không thể tiêm được một số loại vắc xin trong đó bao gồm lao. Với trường hợp này các mẹ cần lưu ý thật kỹ để trả lời câu hỏi sàng lọc của bác sĩ để có lưu ý tốt nhất dành cho mình.
Ngoài ra, trước khi tiêm không được cho trẻ ăn hay bú quá no nhưng cũng không được để trẻ đói. Điều này tránh gây tình trạng hạ đường huyết ở trẻ nhỏ. Khi đi tiêm nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó chặt hay ủ ấm quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi tiêm xong, bố mẹ nên giữ bé ở khu vực tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi và phát triển nhữn bất thường hoặc tình trạng dị ứng với thuốc. Điều này có thể giúp bác sĩ có được biện pháp kịp thời nhất. Theo dõi bé trong thời gian 2 – 4 ngày, nếu như bé sốt cao và trong thời gian dài, người tìm tái, bỏ bú, co giật… nên đưa bé đến trung tâm y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.
Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ có thể hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm. Bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, có thể sử dụng đá lạnh, khăn ấm để chườm xung quanh vị trí tiêm. Đồng thời nên cho trẻ uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên bạn không nên xát chanh hay đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm bởi chúng có thể gây kích thích hoặc nhiễm khuẩn gây đau nghiêm trọng nhất.
Theo các chuyên gia, việc tiêm vắc xin phòng bệnh lao phổi có thể giúp bé tránh được những tình trạng lao nặng hơn. Chẳng hạn như lao kê, lao màng não. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý, dù đã tiêm phòng nhưng nên hạn chế đến mức tối đa việc bé tiếp xúc với nguồn bệnh. Đồng thời, tiêm xong có thể bé gặp phải phản ứng phụ sau tiêm như sốt, nổi hạch nhẹ nhưng thường không nguy hiểm hay không làm giảm tác dụng của vắc xin trong việc phòng bệnh. Nhưng để bảo vệ trẻ, cha mẹ không nên chủ qua, nên tham khảo thật kỹ thông tin để giúp bảo vệ trẻ một cách toàn diện hơn.