Bệnh sốt phát ban là bệnh khá thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Bệnh thường có các triệu chứng lành tính, tuy nhiên có một số ít trường hợp biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là một loại bệnh do virus gây ra, người bị sốt phát ban thường bị sốt nhiệt độ cao sau đó có các dấu ban đỏ nổi theo ở trên cơ thể. Trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi thường hay gặp nhất
Một trẻ bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết những nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5 đến 7 ngày.
Tuy nhiên bệnh có những biến chứng ít gặp gây co giật, viêm phổi và cả tử vong.
Triệu chứng của bệnh sốt phát ban
Hầu hết các bệnh nhân sốt phát ban đều có 1 dấu hiệu chung đó là sốt cao giai đoạn đầu: từ 39*C – 40*C. ở một số trẻ có thể thấp hơn khoảng 38*C. Khi bớt sốt sẽ xuất hiện ban đặc thù do từng loại virus.
Nổi ban đỏ hay còn gọi là bệnh sởi do virus sởi gây ra:
Lúc đầu ban đỏ sẽ nổi ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra một số triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não do virút.
Nổi ban đào do virút rubella gây ra:
Phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, bệnh nhân có thể bị đau khớp. Virút gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Trường hợp mẹ bầu bị sốt phát ban trong 3 tháng đầu
Nguy cơ trẻ bị dị tật bẩn sinh là rất cao từ 70 – 100% trong đó có khoảng 25% trẻ sẽ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan như não, tim hay mắt.
Trường hợp bị sốt phát ban từ tháng thứ 3 trở đi
Từ tuần thứ 13 – 16, tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh sẽ khoảng 17%. Từ tuần thứ 17 – 20, thì tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh còn khoảng 5%. Từ tuần thứ 20 trở đi thì tỉ lệ bị dị tật còn 0%.
Chính vì vậy, bảo vệ sức khỏe của mẹ trong 3 tháng đầu là vô cùng quan trong và cần thiết để có thể hạn chế những trường hợp không hay xảy ra làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường có thai nhi.
Điều trị sốt phát ban
Với trẻ nhỏ
Khi trẻ sốt từ 38 độ C các mẹ nên chú ý cho trẻ uống thuốc giảm sốt paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần. Dùng nước ấm để lau mát cho trẻ khi cần, tránh biến chứng sốt cao, co giật.
Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Nếu trẻ ho nên cho uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…
Dùng nước muối và khăn giấy mềm để thông mũi cho trẻ, để trẻ dễ ăn uống và bú sữa.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ. Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra cho trẻ.
Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đặc biệt là các loại nước ép trái cây, để đảm bảo cơ thể trẻ có nguồn vitamin, cải thiện sức đề kháng.
Với những trẻ nhiễm sởi thì cần bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Giữ da trẻ khô, sạch, tắm cho trẻ mỗi ngày không nên kiêng gió, kiêng nước và kiêng ăn. Chính vì thói quen kiêng gió, kiêng nước trùm kín cho trẻ khiến trẻ khó hạ sốt, dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ khiến trẻ khó chịu, nhiễm trùng da, gây biến chứng viêm phổi.
Bên cạnh việc chú ý cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, nếu các mẹ phát hiện dấu hiệu bệnh trở nặng thì cần cho trẻ nhập viện kịp thời, các mẹ chú ý chăm sóc tại nhà và khám bác sĩ mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần tùy vào tình trạng bệnh. Nếu trẻ có dấu hiệu sau cần đi cấp cứu:
– Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban
– Trẻ bị thay đổi tri giác lừ đừ, hôn mê, ngủ li bì
– Trẻ bị co giật
– Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở
Với phụ nữ có thai:
Ngoài việc tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng những cách an toàn dưới đây để giảm bớt ngứa cho bản thân.
-
Dùng bột yến mạch hoặc baking soda để tắm.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ra gió để các nốt ban đỏ không bị lây lan ra những nơi khác trên cơ thể.
- Thoa gel lô hội lên da sau khi tắm để bớt ngứa.
- Luôn mặc quần áo bông mềm để tránh gây trầy xước và va chạm với các nốt ban.
Nếu vẫn còn ngứa sau khi áp dụng các cách trên. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để xin thuốc uống hoặc thuốc bôi lên da để chống ngứa.
Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Sốt phát ban nên ăn gì
Nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa đồng thời uống dủ nước mỗi ngày.
Với trẻ nhỏ bị sốt phát ban nên chia nhỏ bữa ăn để bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
Bổ sung hàm lượng vitamin cho cơ thể thông qua các loại nước ép trái cây.
Vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng.
Nên kiêng gì khi bị sốt phát ban:
– Không để bệnh nhân ở không gian hẹp, tù túng, ẩm ướt.
– Tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng tay gãi lên bề mặt da.
– Vệ sinh cá nhân nên cẩn thận nhất là tắm rửa. Việc dính nước sẽ khiến người bệnh dễ cảm cúm hoặc biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác.
– Không đến những nơi đông người như: công viên, trường học, khu vui chơi…
– Không tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa như sữa tắm, xà phòng hoặc lông động vật…
– Tránh mặc các bộ đồ bó sát người bởi nó rất dễ gây kích ứng cho da
– Tuyệt đối không uống nước đá, ăn kem hay ăn các thực phẩm khó tiêu.
Người bị sốt phát ban nên kiêng ăn những thực phẩm gì?
– Trứng: Khi cơ thể mắc sốt phát ban, người bệnh không nên ăn trứng bởi trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn các protein khiến cơ thể tích tụ một lượng nhiệt lớn. Lúc này, phần nhiệt tích tụ sẽ không thể phát tán ra ngoài khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
– Đồ ăn cay nóng: Trong thời gian mắc bệnh bạn không nên ăn đồ cay, nóng bởi chúng là nguyên nhân tích tụ một lượng nhiệt lớn cho cơ thể.
– Bị sốt phát ban nên hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, cá, tôm, cua, sò, hến cùng các loại thực phẩm giàu cholesterol bởi chúng sẽ khiến bạn mắc chứng khó tiêu.
– Hạn chế uống nước ngọt có gas, đồ uống nhiều đường