Bất kì bà mẹ nào khi mang bầu đều mong muốn con mình phát triển khỏe mạnh nhưng có rất nhiều vấn đề sẽ xảy ra trong suốt thai kỳ và ảnh hưởng đến các bé. Để nắm bắt được tình hình của thai nhi, các mẹ bầu cần thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ do bác sĩ chỉ định. Điều này sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và tránh những rủi ro xấu nhất có thể xảy ra với mẹ và con.
Mẹ bầu cần trải qua 9 lần khám thai quan trọng trong suốt thai kỳ. Dựa vào những mốc thời gian khám thai, bác sĩ sẽ nắm bắt được tình hình của mẹ và bé, đưa ra phương án dinh dưỡng, tập luyện và chăm sóc sức khỏe mẹ bầu.
Đây là lần khám khi mẹ bắt đầu có những dấu hiệu như trễ kinh, đau tức ngực, mệt mỏi, … và nghi ngờ mình có thai. Lúc này mẹ cần đi khám để kiểm tra đã có thai chưa, và thai đã vào tử cung chưa? Ở lần khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ siêu âm để xác định tuổi thai và ngày dự sinh. Trong trường hợp thai vẫn chưa vào tử cung và chưa có tim thai thì bác sĩ sẽ hẹn bạn khám lại sau 3-4 tuần.
Giai đoạn mẹ bầu cần khám để được siêu âm xác định tim thai, kích thước của túi ối, chiều dài phôi thai để biết thai có phát triển tương xứng với tuổi hay không. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, đo huyết áp để biết bạn có bị ảnh hưởng sức khỏe do nghén hay không, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp cho bạn.
đây là một mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không được phép bỏ qua. Ở lần khám thai thứ 3 này, mẹ bầu sẽ được kiểm tra thai bằng kỹ thuật siêu âm 4D để sàng lọc dị tật bẩm sinh qua việc đo độ mờ da gáy kết hợp làm xét nghiệm Double test để xác định nguy cơ hội chứng Down ở thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm về máu và nước tiểu.
Ngoài khám thai để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé, bạn sẽ phải làm xét nghiệm sàng lọc Triple test để biết được nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi và các nhiễm sắc thể bất thường khác.
Ở lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 4D để phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, đặc biệt là bất thường về tim và hệ xương để từ đó có thể can thiệp kịp thời. Ngoài ra, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu…. để xem thai có dị tật bất thường không.
Ngoài việc thăm khám, bạn sẽ được chỉ định tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại nếu sinh lần hai. Đồng thời, bạn sẽ làm xét nghiệm dung nạp Glucose để xác định nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu tiếp tục được siêu âm 4D để kiểm tra lần cuối các dị tật của thai nhi và theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ bầu, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai và xác định trường hợp sinh khó hay dễ.
Mẹ bầu đến khám thai theo lịch hẹn với bác sĩ để siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Thời điểm này, bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng lúc sinh của bé. Từ thời điểm này, bạn sẽ phải kiểm tra thai kỳ hàng tuần. Hoặc nếu cảm thấy bất thường như đau bụng, ra máu bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng mở cổ tử cung.
Trong 3 tuần cuối của lịch khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thử nước tiểu, siêu âm thai với mục đích lựa chọn hình thức sinh phù hợp, mẹ bầu có thể làm thủ tục nhập viện để đợi sinh. Nên tiến hành khám thai mỗi tuần một lần từ tuần thứ 37 để tiếp tục phát hiện vấn đề nếu tình hình diễn biến bất thường.
Những thông tin bổ ích về lịch khám thai định kỳ này sẽ giúp các mẹ bầu hiểu biết hơn về hành trình mang bầu của mình và đặc biệt cần thiết cho những người mẹ mang thai lần đầu tiên.
Chúng ta thường nghe nhiều đến bệnh viêm gan B và sự phổ biến của nó. Nhưng viêm gan A cũng là căn bệnh dễ xẩy ra ở trẻ em mà cha mẹ cần quan tâm. Thực tế cho thấy có rất nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh viêm gan A mà không có triệu chứng, và điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các bé. Vậy viêm gan A là gì và cần chú ý điều gì với căn bệnh này. Theo dõi ngay hướng dẫn sau đây nhé.