Gây tê tủy sống và gây tê màng cứng là hai thủ thuật sử dụng trong quá trình sinh con hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn đây là một loại. Nếu gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau dành cho các mẹ sinh thường, là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên (hay còn gọi là đẻ không đau). thì gây tê tủy sống lại là phương pháp được áp dụng cho các mẹ sinh mổ.
Tổng quan về các phương pháp giảm đau khi sinh con
Gây tê tủy sống và gây tê màng cứng là hai thủ thuật sử dụng trong quá trình sinh con hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn đây là một loại. Nếu gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau dành cho các mẹ sinh thường, là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên (hay còn gọi là đẻ không đau). thì gây tê tủy sống lại là phương pháp được áp dụng cho các mẹ sinh mổ.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Đó là một kỹ thuật gây tê được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ. Bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ. Gây tê ngoài màng cứng có những đặc điểm sau:
– Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng phát huy tác dụng gây tê thường sau 15 phút.
– Thai phụ có thể yêu cầu thực hiện ngay lúc nhập viện.
– Thông thường, kỹ thuật này thường được tiến hành khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ và cổ tử cung đã mở rộng khoảng 2 – 3 cm.
– Gây tê ngoài màng cứng cho phép người mẹ khi sinh nhận biết được sự xuất hiện của các cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ như bình thường.
– Thuốc ít có tác động lên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
– Thai phụ được gây tê ngoài màng cứng có thể kiểm soát được mức độ giảm đau hay không tùy thuộc phần lớn vào tư thế khi gây tê và tỷ trọng của thuốc. Thông thường rất khó để người mẹ tự kiểm soát mức độ giảm đau.
– Tác dụng của thuốc không kéo dài lâu. Trong trường hợp phẫu thuật kéo dài, phải tiến hành gây tê lặp lại từ đầu.Có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ liệt dây thần kinh sọ, vận động chậm hơn sau khi sinh.
– Liều lượng thuốc sử dụng thường thấp hơn.
Phương pháp gây tê tủy sống
Kỹ thuật gây tê tủy sống (còn gọi là gây tê dưới màng nhện) lại được thực hiện theo chỉ định của các bác sỹ khi phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ ban đầu (đẻ mổ chủ động).
– Kỹ thuật gây tê tủy sống là khi bác sĩ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy. Hiệu quả gây tê thường đạt chỉ sau 5 phút.
– Có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ liệt dây thần kinh sọ, vận động chậm hơn sau khi sinh.
– Gây tê tủy sống có tính chất hoàn toàn ngược lại với gây tê màng cứng, sau khi tiêm thai phụ bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ liền dù em bé đã được các bác sĩ đưa ra khỏi bụng mẹ. Mẹ chỉ bắt đầu cảm thấy đau nhức toàn thân khi thuốc tê hết tác dụng hoàn toàn.
– Thời gian chờ tác dụng của thuốc dài hơn và có khả năng tác động lên hệ tim mạch và thần kinh trung ương.
– Thai phụ dễ kiểm soát mức độ giảm đau và chỉ phụ thuộc đa số vào thể tích thuốc đưa vào cơ thể mà thôi. Tác dụng gây tê của thuốc dễ kéo dài hơn bằng cách bơm thêm thuốc vào thông qua ống thông tĩnh mạch.
– Hiếm khi gặp trường hợp liệt dây thần kinh sọ hơn.
– Thai phụ vận động nhanh sau sinh hơn.
Chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng (đẻ giảm đau)
Gây tê ngoài màng cứng không thực hiện ở các trường hợp sốt cao, có nhiễm trùng tại vị trí tiêm ở lưng (mụn mủ, nhiễm trùng da, …) và nhất là những trường hợp bị rối loạn đông máu.
Gây tê ngoài màng cứng không nên thực hiện ở sản phụ có bệnh lý về thần kinh, bệnh lý cột sống, trường hợp đang chảy máu hoặc trong trường hợp cấp cứu.
Sản phụ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống không phải là chống chỉ định tuyệt đối.
Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).
Chống chỉ định gây tê tủy sống khi sinh mổ
Bộ Y Tế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị y tế trên toàn quốc áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản thay cho phương pháp gây tê tủy sống trong mổ lấy thai đối với những sản phụ có nguy cơ tai biến cao nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với các sản phụ trên trong quá trình đẻ mổ..những sản phụ bị cấm gây tê tủy sống khi đẻ mổ bao gồm người có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm, sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non…
Kết luận
Gây tê màng cứng (hay đẻ giảm đau) là phương pháp giảm đau khi sinh thường, được thực hiện hoàn toàn trên sự tự nguyện của thai phụ, còn gây tê tủy sống chủ yếu được sử dụng khi sinh mổ dưới sự chỉ định của bác sỹ. Hai phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, chống chỉ định trong những trường hợp khác nhau, nhưng lại dễ gây nhầm lẫn cho thai phụ do vị trí tiêm và việc thực hiện kỹ thuật có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên sự khác biệt của hai phương pháp này là tương đối lớn, vì thế thai phụ nên tìm hiểu trước khi sinh để chuẩn bị tâm lý và hiểu biết hơn về quá trình sinh nở sắp tới.