Tình trạng sốt nhẹ, chán ăn, giác mạc trắng xuất hiện là các triệu chứng cảnh báo bệnh bạch hầu. Bệnh không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây nhiều biến chứng nguy hại. Để hiểu hơn về những thông tin này, mời bạn tham khảo thông tin cụ thể dưới đây.
Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm, dễ lây nhiễm mà phát triển nhanh chóng. Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng gây ảnh hưởng cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu rõ về căn bệnh này và những mối nguy hại có thể gặp phải.
Bạn đang quan tâm đến biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu và tác động của chúng với sức khỏe, tính mạng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin được phân tích trong bài viết dưới đây.
Bạch hầu là bệnh gì?
Đây là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc mũi và cổ họng. Vi khuẩn gây nên bệnh có thể đào thải ra độc tố khiến phá hủy mô đặc biệt là ở vùng mũi và cổ họng. Tuy nhiên, hiện nay người ta có thể ngăn ngừa bệnh bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh.
Vi khuẩn Corynebacterium chịu trách nhiệm chính gây nên bệnh này. Đây là vi khuẩn lây bệnh qua những hạt nước nhỏ do người bệnh hắt hơi, ho. Những vật dụng cá nhân hay đồ dùng trong nhà bị nhiễm bệnh bởi vi khuẩn nếu vô tình sử dụng cũng bị lây nhiễm bệnh.
Chuyên gia cho rằng, chỉ cần hít hạt li ti này bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm bệnh. Theo đó, đây chính là con đường lây nhiễm bệnh chính, đặc biệt là những môi trường sống chật hẹp và đông đúc.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh như tiếp xúc vật đã bị nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như ly nước được bệnh nhân mắc bệnh sử dụng chưa rửa. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lây lan qua những vật dụng trong nhà như khăn tắm, đồ chơi…
Bị bệnh bạch hầu có dấu hiệu gì?
Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Nếu như chưa có miễn dịch hoặc chưa tiếp xúc với mầm bệnh, không có miễn dịch hay chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh… Tỷ lệ mắc bệnh sẽ rất cao.
Do bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, đường thở hoặc do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi… Chính vì thế mà việc phòng tránh bệnh rất khó khăn. Nếu như mắc phải tình trạng bệnh này, bệnh nhân có thể gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ bị sốt nhẹ, đau đầu hoặc viêm họng với biểu hiện giống như viêm Amidan. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở, đau họng và chán ăn. Bệnh nhân cũng có thể bị ho, sổ mũi, hơi thở có mùi, da trở nên sạm đen, lo lắng hoặc đánh trống ngực…
Triệu chứng xuất hiện trong thời gian 2 – 3 ngày, ở bên trong họng, thanh quản và mũi xuất hiện mảng giả có màu trắng ngà. Đặc điểm của mảng già bạch hầu này là dai, dính và khi bóc màng giả có thể gây nên hiện tượng chảy máu. Khi phát triển các mảng giả có thể chuyển sang màu xám hoặc đen.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Nếu như thấy xuất hiện biểu hiện của bệnh song không được xử lý và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm bạn có thể gặp phải khi mắc bệnh bạch hầu.
– Biến chứng tim mạch
Với một số biểu hiện như nhịp tim đập nhanh và có tiếng thổi đặc biệt. Ngoài ra, chúng có thể rối loạn dẫn truyền tới tình trạng ngừng tim hay tử vong.
Thông thường, viêm cơ tim do nhiễm độc sẽ xảy ra ở những bệnh nhân bạch cầu biến chứng ở ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 của bệnh.
– Biến chứng thần kinh
Tình trạng này gây nên biến chứng liệt cục bộ các dây thần kinh sọ gồm dây số 4 và số 10. Theo các chuyên gia, tình trạng này thường xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5 có thể kèm nhìn mờ, nói giọng mũi hoặc khó nuốt.
Điều đặc biệt, bệnh nhân có thể đối mặt với hiện tượng suy tim và trụy mạch do thoái hóa những trung tâm vận mạch và liệt cơ động mạch. Tình trạng này xuất hiện vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi phát bệnh bạch hầu.
– Viêm dây thần kinh ngoại biên
Đây cũng là biến chứng nguy hiểm và thường gặp ở bệnh nhân mắc bạch hầu nghiêm trọng. Viêm dây thần kinh ngoại biên chứng là biến chứng muộn, có khi xảy ra 12 tuần lễ sau những tổn thương cục bộ. Khi mắc phải tình trạng, người bệnh có thể bị liệt toàn thể hay đồng thời liệt dây thần kinh hoành, viêm gan hay viêm dạ dày.
Nếu như đã chẩn đoán mắc phải bệnh bạch hầu bệnh nhân nên nghỉ ngơi, không nên hoạt động mạnh bởi chúng có thể tác động đến cơ tim và hệ cơ ở chân tay.
Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh bệnh bằng những biện pháp cụ thể được các chuyên gia hướng dẫn. Chẳng hạn như đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch theo quy định. Thường xuyên tiến hành rửa tay bằng xà phòng và che miệng khi ho, hắt hơi, thường xuyên vệ sinh thân thể, mũi họng hàng ngày.
Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh. Bạn cần đảm bảo nhà ở, lớp học thông thoáng và sạch sẽ. Nếu như có dấu hiệu mắc bệnh hay nghi ngờ bị bệnh bạch hầu cần phải được cách lý và đưa bệnh nhân đến với cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
Nếu như những người dân sống trong ổ dịch, nên tuân thủ chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin theo đúng chỉ dẫn.