Nhiễm độc thai nghén – dấu hiệu cần biết và cách phòng ngừa

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu…Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

Bắt đầu từ khi thai khoảng 1 tháng, thường kéo dài 3 tháng, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn.

– Nhiễm độc thai nghén nhẹ: Mệt mỏi, gầy, xanh, buồn nôn và nôn, sợ cơm, thích ăn vặt, đồ chua ngọt…

– Nhiễm độc thai nghén nặng: Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nhẹ xuất hiện sớm, nôn nhiều và không ăn uống được, mất nước, gầy sút nhiều.

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén.

– Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay.

– Khi bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay.

– Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi.

– Cân nặng tăng nhanh (500g/tuần) do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.

Protein niệu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.

Xem thêm:   Mách các mẹ bầu những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân, hoặc thậm chí gây sảy thai, thai chế lưu.

Với mẹ bầu, nhiễm độ thai nghén có thể dẫn đến hôn mê, co giật, viêm tiết niệu, khó thở. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân thường gặp

Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh:

Thời tiết: Tỷ lệ phát bệnh vào mùa lạnh thường có xu hướng cao hơn so với mùa nóng.

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ gặp phải nhiễm độc thai nghén cao gấp đôi so với những mẹ bầu 20 tuổi.

Mang đa thai, song thai.

Những mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng nghèn nàn, thiếu axit folic cũng như các khoáng chất vi lượng.

Điều trị

 Mục đích của điều trị là giúp thai phụ ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng và xem xét đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung, hạn chế thai nhi phát triển kém, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản.

Xem thêm:   Canxi hóa bánh rau có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

– Đối với trường hợp nhiễm độc thai  nghén nhẹ: Nghỉ ngơi, ăn nhẹ và chia nhỏ bữa trong ngày. Có thể dùng thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Đối với nhiễm độc thai nghén nặng 3 tháng đầu: Bù dịch, nâng cao thể trạng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

– Chế độ ăn hạn chế muối đề phòng tiền sản giật và sản giật.

– Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1lít.

– Chế độ nghỉ ngơi: Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.

– Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Theo dõi Protein niệu.

Phòng bệnh

– Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt.

– Khi có thai cần chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic…).

– Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để kiểm tra huyết áp cũng như xét nghiệm nước tiểu. Nếu đã có dấu hiệu nhiễm độc trong 3 tháng cuối cần theo dõi và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ an toàn.

Xem thêm:   Cách Giảm Cân Sau Sinh 8 Tháng

 Lưu ý dành cho mẹ:

Hạn chế nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tốt hơn cho thai nhi.

Giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.

Bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 1,5-2 lít/ ngày, không uống nước muối.

Chưa có phương pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén. Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ, duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm chất.

Những mẹ bầu có tiền sử nhiễm độc thai nghén nên thông báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi kỹ hơn.

Kết luận

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ vì gây nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Khi phát hiện hiện tượng phù chân, nếu chưa đến thời gian tái khám, thai phụ cũng nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chào mừng đến với Bacsixanh.vn! Tôi là Bác sĩ Hồng Diễm, một chuyên gia y tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y. Tôi đã đạt được tấm bằng thạc sỹ dược và hiện đang làm việc như một chuyên viên y tế tại một bệnh viện danh tiếng. Trải qua nhiều năm học tập và làm việc trong lĩnh vực y tế, tôi đã tích luỹ được một kiến thức sâu rộng về các vấn đề sức khỏe và y tế. Tôi luôn cống hiến và nỗ lực để đem lại cho mọi người những thông tin y tế chính xác, tin cậy và có giá trị.

Related Posts

Cách làm bụng nhỏ sau sinh tại nhà

Cách làm bụng nhỏ sau sinh tại nhà

Việc sinh con đem lại cho người mẹ niềm hạnh phúc và sự trải nghiệm đặc biệt nhưng cũng là thử thách không nhỏ cho vóc dáng…

Các mẹo để giảm mỡ bụng sau sinh

Các mẹo để giảm mỡ bụng sau sinh

Nguyên nhân bụng to sau sinh Thứ nhất: một trong những nguyên nhân chính được cho là do sự thay đổi về cơ thể của phụ nữ…

Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh

Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh

Nguyên nhân bụng to sau sinh có thể do một số yếu tố về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Điều này…

Thực Đơn Giảm Cân Cho Mẹ Sau Sinh

Thực Đơn Giảm Cân Cho Mẹ Sau Sinh

Bạn vừa sinh con và muốn giảm cân để lấy lại vóc dáng như trước đây? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về thực đơn…

Mẹ Bầu Sau Sinh Ăn Gì Để Giảm Cân Và Lợi Sữa

Mẹ Bầu Sau Sinh Ăn Gì Để Giảm Cân Và Lợi Sữa

Trong quá trình mang thai và sinh con, cơ thể của mẹ bầu đã phải chuẩn bị và chịu đựng rất nhiều thay đổi. Việc giảm cân…

Ăn Gì Để Giảm Cân Sau Sinh 9 thực phẩm giảm cân ngay

Ăn Gì Để Giảm Cân Sau Sinh?: 9 thực phẩm [update 2023]

Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ đang tìm kiếm những cách để giảm cân và lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, việc ăn uống đúng cách…