Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên ăn món gì? Chế độ dinh dưỡng nào tốt nhất cho trẻ mắc tay chân miệng? Bạn đang quan tâm đến thông tin này hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin dưới đây.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch của nốt phỏng hay mũi họng.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Chuyên gia cho biết, tay chân miệng là bệnh do Enterovirus gây nên với nhiều loại khác nhau trong đó chủ yếu là do virus Coxsackievirus A16 gây ra. Bệnh có thể tự khỏi hoặc ít biến chứng. Nếu bệnh gây nên do virus Enterovirus 71 – EV71 gây nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nếu là virus A16 gây nên bệnh ở trên có thể xem là loại bệnh nhẹ, có thể sớm phục hồi trong thời gian từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Bệnh gây nên do EV71 dễ biến chứng và có thể gây tử vong. Những biến chứng có thể gặp phải ở tim mạch, hệ thống thần kinh hoặc hô hấp đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Theo thống kê, tại Việt Nam có 21% trường hợp mắc bệnh do virus EV71 gây nên. Có nhiều trường hợp ghi nhận tử vong do bệnh này gây nên. Chính vì thế mà khi có con nhỏ đặc biệt ở lứa tuổi từ 1 – 5 tuổi cha mẹ cần quan tâm đến cách phòng bệnh, chữa bệnh và lưu ý về việc điều trị tránh biến chứng.
Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Với trẻ nhỏ tuổi thì nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng càng nặng nề hơn. Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh này vì thế cần chú ý để tránh lây nhiễm bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn gây bệnh.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nên kiêng gì?
Khi chăm sóc trẻ bạn cần nhớ thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc hoặc vui chơi. Đồng thời, vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con. Nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh và tránh ăn thức ăn kém vệ sinh hoặc không rõ nguồn gốc.
Vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống của trẻ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay với những người khác. Những loại chất thải của trẻ nên được xử lý đúng lúc và hợp vệ sinh.
Cùng với đó cha mẹ cần chú ý kiêng cữ một số vấn đề sau. Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng khi mắc bệnh tay chân miệng thường gây phát ban vì thế trẻ cần kiêng gió và tiếp xúc với nước. Nhưng hai điều này đều không có cơ sở khoa học. Điều bạn cần đảm bảo môi trường sạch sẽ và tránh để con tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm và nước bẩn để tránh lây bệnh và tránh bệnh lây lan rộng hơn.
Tránh để cho con gãi, chọc vào bọng nước ở trên da. Đồng thời, không dùng muối, chanh hay những loại thuốc liền da chống viêm nào để có thể giảm nổi mẩn ngứa mà không có chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm tốt cho bé bị tay chân miệng
– Cháo loãng hoặc súp: Bạn cần nhớ rằng bé cần ăn tinh bột ngay cả khi bị tay chân miệng. Bên cạnh đó, cơm và cháo bình thường có thể gây đau đớn cho bé khi nhai nuốt vì thế hãy cho trẻ ăn cháo, súp loãng để giúp bé dễ ăn uống hơn. Súp cũng có thể nấu kết hợp với thịt nhưng không được ăn cá hay đồ ăn có vị tanh, nên sử dụng thêm các loại củ quả như bí đỏ, đậu đỏ hoặc khoai tây thay cho rau.
– Sữa: những vết lớt ở lợi hay lưỡi có thể khiến bé khó khăn trong việc nhai hay nuốt. vì thế bạn có thể sử dụng một ly sữa mát để giúp cho bé dễ chịu hơn. Các mẹ nên cho bé uống từng ít một, chia làm nhiều lần. Những loại sữa có nhiều protein có thể giúp cho bé dễ dàng phục hồi hơn, cung cấp nước bù lại những cơn sốt của trẻ.
– Trứng: trong trứng có nhiều vitamin, protein, chất đạm và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn trứng cho cảm giác mềm, tránh ảnh hưởng đến các vết loét và không khiến cho trẻ bị đau đớn trong quá trình nhai nuốt.
– Kem: Kem mang đến cảm giác lạnh giúp giảm đau đớn tạm thời, giúp cho bé hết đau đớn hơn, giảm những ảnh hưởng của vết loét trong khoang miệng. Bạn nên cho trẻ ăn các loại kem trái cây để giảm đau và bổ dưỡng. Tuyệt đối nên tránh các loại kem Cacao, kem socola bởi chúng có thể khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
– Đu đủ: Loại quả này có vị ngọt, mềm mại vì thế có thể giúp giảm ma sát lên những vết loét trong khoang miệng, giúp làm dịu chúng hơn. Ngoài ra, loại trái cây này còn có nhiều vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp việc điều trị bệnh tay chân miệng trở nên tốt hơn.
– Sữa chua: Khi mắc tay chân miệng, miệng của trẻ thường bị đau vì thế thích ăn những đồ mát và mềm dịu. Trong đó, sữa chua là lựa chọn cực tốt dành cho trẻ, bạn có thể sử dụng những loại thuốc này để giúp cho trẻ dễ chịu và bổ sung lợi khuẩn để giúp cho bé tiêu hóa tốt hơn.
Các mẹ nên cho bé ăn sữa chua loại mềm chứ không dùng đồ đã đông đá. Lưu ý nếu như bé đang sử dụng kháng sinh thì khong nên cho bé ăn bởi kháng sinh sẽ diệt cả lợi khuẩn trong sữa chua gây mất tác dụng.
– Nước trái cây và sinh tố hoa quả: Nên cho trẻ ăn nhiều loại trái cây giúp bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. Một số loại trái cây tốt như dưa hấu, cà chua hay nước ép có thể bổ sung Vitamin A để tăng cường hệ thống miễn dịch và làm các tổn thương nhanh chóng và tốt hơn.