Hăm tã là vấn đề về da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này được gây ra bởi độ ẩm trong khu vực da quấn tã tạo môi trường ẩm ướt thúc đẩy vi khuẩn phát triển. Từ đó khiến da bị đỏ tấy, sưng đau và làm các bé quấy khóc. Ngoài hướng dẫn phương pháp xử lý khi các bé yêu bị hăm tã, Bác Sĩ Xanh cũng sẽ chỉ ra các nguyên nhân và cách phòng ngừa tốt nhất cho bố mẹ. Theo dõi bài viết này nếu gia đình bạn đã, đang hoặc sắp đón chào thành viên mới nhé.
Hăm tã là tình trạng như thế nào ở trẻ sơ sinh?
Viêm da ở trẻ sơ sinh do việc mặc tã lót, thường được gọi là hăm tã. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các vết phát ban trên vùng da xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh. Phát ban thường có màu đỏ, đóng vảy và đôi khi bị loét. Tình trạng này thường được thấy ở trẻ sơ sinh từ 9 đến 12 tháng, nhưng cũng có thể bắt đầu trong vòng hai tháng đầu đời.
Trong trường hợp nhẹ, vùng da mặc tã có thể bị đỏ. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có vết loét, đau. Các trường hợp nhẹ có thể hết trong vòng 3 đến 4 ngày điều trị.
Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ đóng bỉm trong thời gian dài, nước tiểu và phân của bé sẽ làm da bị ướt quá lâu. Lúc này, cấu trúc da bắt đầu bị phá vỡ. Thậm chí khi da ướt bị cọ xát bởi bỉm thì cũng dễ bị tổn thương hơn. Độ ẩm từ tã bẩn có thể gây hại cho làn da của bé và khiến da bé dễ bị đỏ tấy, sưng đau hơn. Khi điều này xảy ra đồng nghĩa với việc bé bị hăm tã.
Tình trạng hăm tã rất phổ biến, hầu hết trẻ sơ sinh từ 4 đến 15 tháng tuổi bị hăm tã ít nhất một lần trong khoảng thời gian hai tháng.
Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý tới các nguyên nhân gây hăm tã như sau:
– Nhiễm nấm men và nhiễm khuẩn trên da
– Da bé nhạy cảm, tạo phản ứng với chất liệu tã
– Việc kích ứng với thức ăn hoặc sữa mẹ cũng có thể khiến bé bị viêm da
– Vùng da mặc tã của bé không được giữ sạch sẽ và khô ráo
– Bé đi ngoài vào ban đêm, phân ở trong tã qua đêm
– Em bé bị tiêu chảy
– Mẹ dùng thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến sữa mẹ, khiến trẻ bị viêm da
Các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị hăm tã
- – Các vết sưng đỏ xuất hiện tại vùng da xung quanh tã hoặc ở nếp gấp của đùi trên của bé
- – Lột da, bong tróc vảy da
- – Khu vực da bị hăm tã âm ấm khi chạm vào
- – Khi mặc tã cho bé sẽ thấy bé quấy khóc, cáu kỉnh
Ngoài nguyên nhân hăm tã cơ bản, nếu bé bị nhiễm trùng da do nấm men hoặc vi khuẩn, thì bạn có thể thấy các dấu hiệu phát ban tã nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- – Mụn nước hoặc vết lở loét
- – Các nốt mụn mủ
- – Mủ chảy ra từ các vùng da đỏ
Mách nhỏ bố mẹ cách xử trí hăm tã cho bé yêu
Nếu em bé của bạn bị hăm tã, điều quan trọng là phải giữ cho vùng da quấn tã luôn sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. Thay tã ướt hoặc bẩn kịp thời, như vậy da của trẻ không bị ẩm ướt quá lâu.
Cách vệ sinh vùng da bị hăm tã của bé: