Deferoxamine là một chất gắn với sắt, thuộc nhóm thuốc thuốc đối kháng kim loại nặng. Thuốc hoạt động bằng cách giúp thận và túi mật loại bỏ chất sắt dư thừa. … Deferoxamine cũng có thể được sử dụng để điều trị nồng độ nhôm cao ở bệnh nhân thẩm tách máu và người bị ngộ độc nhôm
Tác dụng điều trị của thuốc Deferoxamine
Thuốc có công dụng điều trị với các trường hợp ngộ độc sắt đột ngột. Thuốc thường được dùng với thuốc gây nôn hoặc bơm dạ dày để đạt được hiệu của tốt nhất của công dụng này. Sử dụng thuốc này càng sớm càng tốt, ngay sau khi bạn bị ngộ độc sẽ là tốt nhất.
Một số bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu cũng có thể gặp phải tình trạng nồng độ sắt trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Trong trường hợp này, thuốc Deferoxamine cũng được sử dụng để cân bằng lại nồng độ đó.
Ngoài ra, bệnh nhân có nồng độ chất nhôm quá cao trong cơ thể cũng có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị.
Thuốc Deferoxamine được sử dụng để điều trị ngộ độc sắt, nhôm hoặc nồng độ sắt, nhôm cao trong máu
Liều dùng của thuốc Deferoxamine
Đối với người lớn:
Bị ngộ độc sắt – cấp tính
Trong điều trị nhiễm độc sắt cấp tính:
Tiêm bắp: Liều khởi đầu: 1000 mg.
Tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu: 1000 mg, nên được tiêm ở tốc độ không vượt quá 15 mg/kg/giờ.
Bị ngộ độc sắt – mãn tính
Tiêm bắp: nên tiêm bắp liều 500-1000 mg hàng ngày.
Tiêm dưới da: 1000-2000 mg hàng ngày (20-40 mg/kg/ngày) nên được dùng trong 8-24 giờ
Đối với trẻ em:
- Bị ngộ độc sắt – cấp tính
Từ 3 tuổi trở lên:
Tiêm bắp: 50 mg/kg/liều dùng mỗi 4 giờ. Liều tối đa: 6g/ngày.
Tiêm tĩnh mạch: 15 mg/kg/giờ. Liều tối đa: 6g/ngày.
- Bị ngộ độc sắt – mãn tính
Từ 3 tuổi trở lên:
Tiêm tĩnh mạch: 15 mg/kg/giờ. Liều tối đa: 12 g/ngày.
Tiêm dưới da: 20-50 mg/kg/ngày trong 8-12 giờ. Liều tối đa: 2 g/ngày
Lưu ý: Thuốc tuyệt đối không được dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi
Thuốc Deferoxamine được sử dụng qua đường tiêm
Tác dụng phụ của thuốc Deferoxamine
Nhiều người có thể cảm thấy sưng hoặc đau ở vùng da tiêm thuốc. Tuy nhiên tác dụng phụ này là thường gặp và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng mà bạn cần báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải là:
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Đau bụng trên, cảm giác buồn nôn hoặc nôn
- Lượng nước tiểu ít hơn, tần suất đi tiểu ít hơn hoặc vô niệu
- Thở khò khè, cảm giác rất khó khăn để thở, có thể đi kèm ho
- Vàng da
- Ăn không ngon miệng, chán ăn
Không phải ai cũng có thể nhận biết hay hiểu rõ về các tác dụng phụ có thể xảy đến khi sử dụng thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm được những thông tin đầy đủ và chuẩn xác nhất trong trường hợp này.
Cách bảo quản thuốc Deferoxamine
Thuốc được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng với độ ẩm vừa phải. Hãy tránh để thuốc gần các hóa chất hoặc hóa chất có mùi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách bảo quản thuốc, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm.