Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bệnh tay chân miệng có nhiều chứng nguy hiểm nên người lớn phải hết sức chú ý khi trẻ nhỏ mắc bệnh
Bệnh tay - chân - miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột Coxsackie A16 gây ra. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi). Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước bắt đầu tử cổ họng. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Bệnh do 2 nhóm virus chính gây ra là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
- Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
- Bệnh tay - chân - miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.
Các biến chứng nguy hiểm bệnh tay chân miệng có thể gây ra
Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Biến chứng thường hiếm gặp, nhưng có thể gồm:
Mất nước:
Những nốt loét trong họng và miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, dẫn đến mất nước. Điều quan trọng là trẻ phải được uống đủ nước. Khuyến khích trẻ uống nước và sữa thay vì những loại đồ uống có tính a xít như nước trái cây.
- Có thể sẽ dễ hơn nếu khuyến khích trẻ uống từng ít một nhiều lần thay vì cố uống thật nhiều một lúc.
- Hãy liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không thể hoặc không muốn uống bất kỳ loại đồ uống nào, hoặc nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước, bao gồm:
- Da khô, nhăn, khi véo da chỗ véo lâu hết.
- Không thể đi tiểu, hoặc không có nước tiểu trong 8 giờ.
- Quấy khóc.
- Mắt trũng.
- Trẻ có vẻ mệt mỏi và lờ đờ bất thường.
- Thóp trũng (ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng).
Những trường hợp mất nước nhẹ có thể điều trị bằng dung dịch bù nước đường uống, có bán sẵn tại phần lớn các hiệu thuốc. Những trường hợp nặng hơn có thể cần điều trị trong bệnh viện.
Các triệu chứng của nhiễm trùng da gồm:
- Đau, đỏ, sưng và cảm giác nóng ở chỗ nhiễm trùng.
Hãy cho trẻ đi khám nếu nghi ngờ bị bội nhiễm ở da, vì trẻ có thể cần điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc uống.
Bệnh tay chân miệng có những biến chứng nguy hiểm
Trong một số hiếm trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do virus. Viêm màng não virus ít nặng nề hơn viêm màng não vi khuẩn và không gây đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.
Phần lớn các trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt cao 38°C hoặc hơn.
- Sốt li bì nhiều giờ
- Đau đầu.
- Cứng gáy.
- Sợ ánh sáng.
Không có cách điều trị đặc hiệu cho viêm màng não virus ngoài việc dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.
Biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp nhất của bệnh tay chân miệng là viêm não, có thể gây tổn thương não và đe dọa tính mạng.
Những dấu hiệu sớm của viêm não là những triệu chứng giống như cúm, có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày.
Các triệu chứng khác gồm:
- Mệt mỏi.
- Thờ ơ, li bì hoặc lú lẫn.
- Co giật chân tay.
- Yếu hoặc liệt các chi.
- Sợ ánh sáng.
- Các triệu chứng thần kinh đặc hiệu khác.
Trẻ vị viêm não cần được nhập viện để điều trị.
Phần lớn các trường hợp viêm não có liên quan đến bệnh tay chân miệng xảy ra trong những vụ dịch lớn do enterovirus 71.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. Trường hợp này bệnh nhân điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
Độ 2: Bệnh nhân có biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình. Bệnh nhân cần được điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh.
Độ 3: Bệnh nhân bị biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch. Cần để người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.
Chỉ định nhập viện:
Độ 4: Bệnh nhân có biến chứng rất nặng, khó hồi phục, do đó cần điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.
- Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã cho trẻ, và trước khi chuẩn bị thức ăn.
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng tiệt trùng
- Với nơi làm việc, trường học và nhà trẻ
Cần cho các trẻ bị nhiễm bệnh được nghỉ học
Với người lớn có thể vẫn đi làm nếu không quá mật, khả năng lây truyền bệnh ở người lớn thấp hơn nhiều
Những lời khuyên này cũng áp dụng cho người lớn bị bệnh tay chân miệng muốn biết khi nào có thể đi làm trở lại.
Một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ khác:
- Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_tay,_ch%C3%A2n,_mi%E1%BB%87ng
- Cục Y tế Dự Phòng: http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/179/chan-tay-mieng
- Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác, và thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh dễ lây thành dịch bệnh lớn do virut đường ruột gây ra. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ. Đọc và tìm hiểu bài viết dưới đây của bacsixanh.
Bệnh tay chân miệng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh không những làm trẻ quấy khóc mà còn có những biến chứng nguy hiểm. Cùng Bacsixanh.vn
Dưới đây là một số kiến thức cơ bản giúp mẹ phòng và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng khác.
Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm. Bệnh chân tay miệng biểu hiện cụ thể như thế nào? có lây nhiễm không ? Cách chăm sóc trẻ ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của bacsixanh để có được cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ.
Thực chất, tay chân miệng là bệnh lành tính, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh có thể chuyển sang độ nặng hơn. Ngoài ra, bệnh cần phải kiêng một số lưu ý khác. Đọc bài viết dưới đây của bacsixanh để hiểu rõ hơn.
Mùa hè đến là lúc dịch bệnh ở trẻ bùng phát. Bệnh tay chân miệng là một trong số bệnh có nguy cơ mà trẻ mắc khá nhiều. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ thì bố mẹ cần phải theo dõi sát sao con để kịp thời điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ.
Thông tin chi tiết về bệnh nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi), tìm hiểu về loại bênh này tại bài viết sau đây
Nhiệt miệng là một loại bệnh rất phổ biến, chúng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý này là gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.