Thực quản là ống nối miệng và cổ họng xuống dạ dày. Trong ngực, nó nằm phía sau khí quản. Tiếp tục xuống dưới, nó đi qua một lỗ mở trong cơ hoành là cơ nằm giữa phổi và dạ dày. … Các tế bào niêm mạc lót bên trong thực quản có thể trở thành ung thư.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thực quản
Bệnh nhân ung thư thực quản không chỉ có triệu chứng chán ăn, buồn nôn mà còn rất khó khăn trong khi nuốt. Vậy những bệnh nhân ung thư thực quản sẽ ăn gì để họ dễ nuốt mà đảm bảo được dinh dưỡng cho họ. Sau đây là chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân:
+ Trứng: Trứng không chỉ mềm mà còn cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh. Trứng nên nấu cho cùng vào cháo hoặc nấu với súp, phần nào giúp người bệnh dễ dàng trong việc ăn uống hơn, không nên ăn trứng riêng theo dạng luộc vì rất có thể người bệnh sẽ bị nghẹn, còn rán lên có khá nhiều dầu không phù hợp với người bệnh.
+ Bánh mềm, sữa và sữa chua: Những loại bánh mềm có thể tan ngay khi ngậm vào miệng không những dễ ăn mà còn cho người bệnh cảm giác ngon miệng hơn. Một số loại bánh mềm như bánh bông lan, bánh gato cùng với một số loại sữa và sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư.
+ Tinh bột: Nhiều loại ngũ cốc được xay thành bột như: gạo, lúa mì, bột yến mạch là những loại không thể thiếu trong bữa ăn của người bệnh. Chất tinh bột còn có trong một số loại củ như khoai tây, khoai lang, củ từ, sắn dây có thể ăn được trực tiếp hoặc luộc lên, xay nhuyễn nấu thành các món súp, món cháo khá bổ dưỡng cho cơ thể.
+ Rau xanh và nước trái cây: Nên chọn những loại rau xanh non, chế biến bằng cách xay cho cùng với cháo hoặc muốn nhuyễn hơn có thể lọc qua chất xơ để lấy nước. Rau xanh và nước ép trái cây cung cấp cho người bệnh nhiều loại vitamin cho cơ thể.
+ Một vài thực phẩm khác:
– Ốc: Ốc làm thức ăn nhuận táo sinh tân dịch. Có thể giảm bớt sự kích thích của hóa chất đối với xoang miệng, phòng và trị được lở loét.
– Canh huyết ngỗng: Huyết ngỗng, thịt nạc nấu canh ăn
– Nhĩ hầu đào quả: Ăn trái đào nhĩ hầu xanh có thể hạ khí, dứt nôn mửa, chất dinh dưỡng rất cao, ăn thường xuyên được.
– Nếu nuốt khó có thể dùng: Các trích, cá chép, hến, gà ác, trái lê, trái vải, mía, hẹ, tỏi nhỏ, hồng khô, ngó sen, ếch, cá lóc, sữa bò, măng tây.
– Nếu đau tức ngực nên dùng các loại: trái sung, hạnh nhân, lươn biển, nhĩ hầu đào, rau má, cá chạch, cá ngừ, mật ong.
– Nếu bị nấc cục có thể dùng các loại: trái vải, trái thị, hạch đào, táo, củ cải.
– Nếu có đàm nhớt nên dùng các loại: Mễ nhân, củ ấu, quýt, tần quả, sa trùng, sứa biển, hến biển, ốc lác, hải sâm, mạch phu, mè, thịt thỏ, trái dâu.
– Đại tiện bón nên dùng các loại: mã thầy, mật ong
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư thực quản
– Ưu tiên các thực phẩm nấu nhừ, nên chế biến dưới dạng lỏng giúp bệnh nhân nhai nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây nên các tổn thương vùng hầu họng. Đối với những thực phẩm từ thịt, nên nghiền ra giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
– Chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng: Bệnh nhân cần hạn chế các đồ ăn có nhiều axit, cay, nóng và đồ ăn có chứa nhiều gia vị
– Ăn chậm, uống chậm: sẽ giúp bệnh nhân giảm bợt sự đau đớn khi ăn và nuốt, cảm thấy dễ chịu hơn.
– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa như người bình thường, bệnh nhân mắc bệnh nhân ung thư thực quản nên chia chỏ thành 5-6 bữa trong ngày.
– Tập hít thở sâu
– Tư thế khi ăn của bệnh nhân cũng cần được lưu ý: Nên ngồi thẳng lưng để giúp thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn. Sau khi ăn không nên nằm luôn, nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút