Môi có thể hé lộ bí mật về sức khỏe và bạn chắc chắn nên chú ý đến cảnh báo từ chúng. Cùng xem dấu hiệu chàm môi cũng như nhiều bệnh khác xuất hiện trên môi bạn.
Đôi môi thô ráp và nứt nẻ: Dấu hiệu chàm môi
Một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải, đó tình trạng khô và nứt nẻ trên môi. Khi da bạn thiếu độ ẩm, nó trở nên khô Điều tương tự xảy ra trên môi của bạn và chúng sẽ cảm thấy khô và nứt nẻ. Môi nứt nẻ sẽ đau và khó chịu hơn nhiều nếu bạn cắn hoặc lột da khỏi môi hoặc thường xuyên liếm môi để cố làm ẩm. Thực tế nghiên cứu đã chỉ ra nước bọt làm khô môi thay vì ẩm môi.
Triệu chứng này thường được gây ra bởi cơ thể bạn đang mất nước cơ bản hoặc thời tiết khắc nghiệt, khô hanh. Bạn sử dụng kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước sẽ cải thiện môi tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu môi không giảm triệu chứng, rất có thể môi của bạn bị viêm da tiếp xúc, hay chàm môi. Đây là tình trạng môi và vùng da xung quanh môi bị kích ứng từ tác nhân bên ngoài. Một số người nhạy cảm với các thành phần dưỡng môi và điều này có thể dẫn đến môi khô, đỏ và bị kích thích nứt nẻ, đau đớn. Mọi người nên đặc biệt cẩn thận nếu son dưỡng, nếu không hợp với thành phần trong son, bạn có thể bị chàm môi nặng hơn.
Nứt nẻ ở hai bên mép: Dấu hiệu viêm môi
Môi bị nứt nẻ ở mép tạo vảy trắng: Dấu hiệu viêm môi ánh sáng
Phát triển các vết nứt nẻ tại hai mép môi thật sự rất khó chịu. Nó thường xuất hiện làm mép môi nứt nẻ nhiều, sau đó có thể chuyển sang màu trắng hoặc có vảy. Dấu hiệu này đặc trưng cho bệnh viêm môi ánh sáng. Một tình trạng cho thấy bạn bị viêm môi do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Bệnh có thể không đau, nhưng nó có thể dẫn đến ung thư da nếu không được điều trị.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bôi kem dưỡng ẩm không khỏi, và đặc biệt là khi mép có vảy trắng. Nếu bạn thường xuyên ở bên ngoài, bạn nên đề phòng bệnh bằng kem chống nắng da mặt, và dùng son dưỡng có thành phần chống tia cực tím.
Môi bị nứt nẻ gây loét đau: Dấu hiệu viêm môi ở vùng mép
Tình trạng có vết loét đau ở góc và đôi khi bên trong miệng của bạn, có thể do suy dinh dưỡng hoặc nhiễm nấm. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh viêm môi ở vùng mép. Người có các bệnh như Hội chứng Down, bệnh tiểu đường, các bệnh tự miễn dịch như bệnh Crohn hoặc hội chứng Sjogren, khô miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bạn cũng có thể bị thiếu hụt vitamin B và kẽm dẫn đến nứt mép môi.
Môi chuyển màu nhợt nhạt
Môi tái đột ngột: Dấu hiệu cơ thể thiếu chất sắt
Nếu đôi môi của bạn chuyển từ màu đỏ đặc trưng sang màu nhợt nhạt, nó có thể là thiếu máu hoặc thậm chí là ung thư da. Chứng môi tái đột ngột có thể là dấu hiệu tế bào máu không đủ thành phần tạo ra sắc tố cho môi. Một báo động rằng cơ thể bạn đang thiếu chất sắt tạo máu. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ hoặc mất chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến thiếu máu.
Môi tái hoặc sẫm màu: Dấu hiệu ung thư
Môi nhợt nhạt khi bỏ lớp son: Dấu hiệu nhiễm độc chì
Các tình trạng xuất hiện ở đa số chị em phụ nữ, do thường xuyên phải dưỡng và trang điểm môi. Như các dấu hiệu báo động sức khỏe khác, bạn cần phải đi tới phòng khám nếu môi bạn có vấn đề đáng ngại. Đặc biệt là tình trạng môi khô nứt quanh mép và trên da môi kéo dài hơn 1 tháng. Để lâu ngày sẽ khiến triệu chứng nặng, dẫn tới chàm môi, ung thư,…và có thể ảnh hưởng đến bạn vĩnh viễn.