Nên chăm sóc người lớn và trẻ nhỏ bị bệnh cúm như thế nào? Cần lưu ý những gì? Để giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh và giúp hết cúm trong thời gian ngắn bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.
Những bệnh nhân bị cúm thường chỉ cần cần chăm sóc đúng cách, uống thuốc đúng tiêu chuẩn có thể giảm thiểu các triệu chứng sau 3 – 5 ngày phát bệnh. Ban đầu triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn sau đó. Nhưng cúm là bệnh lây lan và khiến bệnh nhân khó chịu vì thế cần chú ý khi chăm sóc để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Theo các chuyên gia, mặc dù bệnh cúm là bệnh đơn giản, dễ mắc phải nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Đồng thời, nếu không có cách kiểm soát bệnh dễ lây lan và biến thành dịch nếu như không can thiệp y tế kịp thời.
Việc chăm sóc người mắc bệnh cúm cần chú ý những nguyên tắc cơ bản. Bao gồm chăm sóc tốt nhất để bệnh nhân mắc bệnh nhanh chóng khỏi bệnh trong thời gian ngắn. Đồng thời, nên đảm bảo những yếu tố an toàn để tránh người chăm sóc bị lây nhiễm cúm.
Những thông tin cụ thể được bác sĩ lưu ý dưới đây giúp bạn chăm sóc và tự bảo vệ bản thân cùng người xung quanh. Cùng tìm hiểu thật kỹ các thông tin để bổ sung kiến thức dành cho mình.
Chăm sóc bệnh nhân cúm thế nào?
Nếu như mắc bệnh cúm có thể gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến. Chẳng ahnj như sốt cao, thân nhiệt không ổn định, rét run, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, khàn tiếng, chóng mặt… Khi có dấu hiệu bạn nên có những can thiệp cần thiết để bảo vệ và tránh biến chứng.
Khi bị cúm, để tránh lây nhiễm cho người khác cách tốt nhất là nên cách ly với mọi người. Đặc biệt, nên cách lý với cả người thân trong gia đình để tránh lây nhiễm bệnh. Đặc biệt 5 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng biểu hiện bệnh, đây là thời gian virus dễ lây truyền và gây ảnh hưởng nhất.
Những đối tượng có sức đề kháng kém, người lớn tuổi hay trẻ nhỏ hoặc có vấn đề sức khỏe càng dễ bị lây nhiễm. Vì thế nên cách ly với những bệnh nhân cúm. Bệnh nhân cúm được khuyến cáo nên ở nhà, nếu như phải ra ngoài nên đeo khẩu trang, che miệng nếu như hắt hơi hoặc ho… Đặc biệt nên sử dụng khăn giấy để tránh các chất tiết ra trong khi hô hấp ảnh hưởng đến người khác.
Duy trì chế độ nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng khí, tránh gió và nơi có nhiệt độ cao. Bệnh nhân bị cúm không nên nằm ở phòng lạnh để tránh những diễn tiến xấu như khản cổ, khàn tiếng… Việc sử dụng thuốc cũng nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ nhiệt như cảm xuyên hương hay paracetamol, vitamin C… Nếu như người bị cúm có tiền sử bệnh dạ dày tá tràng tránh sử dụng aspirin hay Vitamin C.
Trong khi điều trị, bệnh nhân nên được mặc quần áo thông thoáng, xông các lá thơm giúp thông mũi, giảm cân hoặc toát mồ hôi ra bên ngoài… Theo đánh giá đây là cách tốt để tạo nên cảm giác dễ chịu hoặc thư giãn cho cơ thể của người bệnh. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi để sát khuẩn hoặc sử dụng nước tỏi ép pha với nước ấm.
Khi sử dụng thực phẩm nên tìm đến các loại đồ ăn lỏng, nóng và dễ tiêu. Ngoài ra, nên uống nhiều nước hơn bao gồm cả loại nước như nước quả tươi, nước chanh tươi ấm hoặc cháo giải cảm để giảm thiểu bớt những triệu chứng cúm. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh là người lớn tuổi hay trẻ nhỏ cần chú ý kỹ để tránh diễn tiến nguy hiểm.
Những người mắc bệnh cúm gây sốt trong thời gian dài nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bị tái sốt trở lại nên đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ kiểm soát những triệu chứng bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý với người chăm sóc bệnh nhân cúm
Để tránh bị lây nhiễm cúm, khi chăm sóc bệnh nhân bạn nên đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng và rửa tay với xà phòng thường xuyên hơn. Đặc biệt sau khi tiếp xúc với bệnh nhân cúm nên rửa tay tiệt trùng để tránh lây nhiễm.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chăm sóc cần thiết. Bằng cách bổ sung dưỡng chất để tăng cường kháng thể để đảm bảo sức khỏe khi chăm sóc người bị cúm. Bạn cũng có thể ăn nhiều gia vị có tính ẩm, kháng khuẩn, ăn nhiều rau tươi hoặc trái cây có chứa nhiều Vitamin C… Điều này giúp tăng cường sức đề kháng giúp chống lại bệnh cảm cúm nguy hiểm.
Bạn có thể sử dụng trà gừng hoặc nước tỏi ấm mỗi ngày để giảm thiểu khả năng lây nhiễm bệnh. Những đồ dùng của người bệnh cần vệ sinh thường xuyên, có thể luôn lên, sử dụng riêng và không ôm áo bẩn của người bệnh vào người.
Đặc biệt bạn không được ăn thức ăn thừa của người bị cúm, tránh sử dụng khăn giấy người bệnh đã cầm qua tay hoặc tìm hiểu thêm cách xử lý rác thải do người mắc bệnh cúm thải ra ngoài. Nếu như thấy xuất hiện các biểu hiện của bệnh như sổ mũi, nhức đầu, mắt đỏ… nên được cách ly và khám bệnh kịp thời để có biện pháp điều trị.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc chăm sóc người lớn và trẻ nhỏ bị bệnh cúm đúng cách, hiệu quả, an toàn. Hy vọng, với những hướng dẫn cụ thể này bạn có thể biết cách bảo vệ mình và người thân trong gi đình khỏi bệnh cúm. Nếu cần thiết có thể liên hệ thêm với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.