Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên nên chăm sóc như thế nào hiệu quả, an toàn nhất không phải ai cũng biết.
Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân và có thể bùng phát thành dịch. Mặc dù đây là bệnh lành tính tuy nhiên cần được phát hiện sớm, chăm sóc chu đáo, điều trị hiệu quả, nếu không bệnh dễ gây nên biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não, viêm não hoặc vô sinh… Để chăm sóc tốt người mắc bệnh thủy đậu bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Virus gây bệnh thủy đậu lây lan qua đường thở. Bạn dễ dàng mắc phải căn bệnh này nếu như có thể chưa miễn dịch, hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho hoặc hát hơi.
Bên cạnh đóm nếu như tiếp xúc dịch tiết ra từ bóng nước của bệnh nhân thủy đậu, tiếp xúc với vùng da tổn thương của người bệnh mắc bệnh. Trong đó, phụ nữ trong thời gian thai kỳ nếu mắc thủy đậu khả năng lây nhiễm cho thai nhi rất cao và thường để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Dấu hiệu của bệnh và biến chứng thường gặp
Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh gồm tình trạng sốt, đau cơ, đầu đầu… Một số trường hợp đặc biệt là trẻ em thường không có dấu hiệu báo trước cho đến khi xuất hiện những mụn nước trên cơ thể.
Cơ thể xuất hiện những mụn nước tròn nhỏ trong thời gian 12 – 24 giờ. Nốt này sẽ phát triển thành bóng nước và thường mọc khắp cơ thể với số lượng khoảng từ 100 – 500 nốt tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Với những trường hợp bình thường, mụn nước sẽ tự khô, đóng vảy và tự rụng trong thời gian từ 4 – 5 ngày. Nếu như trẻ em, dấu hiệu này thường kéo dài từ 5 – 10 ngày vì thế nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận để tránh biến chứng và lây lan ra cộng đồng.
Theo các chuyên gia, bệnh thường lành tính nhưng trong một số trường hợp thủy đậu có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như nhiễm trùng máu, xuất huyết, viêm màng não, viêm mô tế bào, viêm gan… Bệnh nhân cũng có thể tử vong nếu như không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Trong đó, viêm phổi là tình trạng hiếm gặp nhưng thường rất nghiêm trọng và khó điều trị. Ngoài ra, viêm não do bệnh thường xảy ra, nếu như đang điều trị thủy đậu mà trẻ vật vã, hôn nên, kích thích… Đây là dấu hiệu của tình trạng viêm não, có thể để lại các di chứng theo trẻ suốt đời như động kinh, điếc hay chậm phát triển…
Đối với phụ nữ có thai, trong giai đoạn thai kỳ nếu như mắc thủy đậu có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, thai chết lưu…
Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm qua đường thở, tiếp xúc trực tiếp với nốt rạ… Vì thế khi chăm sóc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà, tránh chỗ đông người. Hàng ngày nên bổ sung vitamin C và nhỏ mũi hai lần/ ngày cho trẻ.
Nên cho trẻ mặc quần áo mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Nên vệ sinh kỹ cho trẻ để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt, nên giữa bàn tay trẻ thật sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc người khác và rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Đặc biệt, phụ nữ có thai cần tuyệt đối tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu. Nên tiêm phòng vắc xin chống bệnh này để bảo vệ thai nhi tốt nhất trong suốt thời gian thai kỳ. Ngoài ra, cần tránh làm vỡ những nốt thủy đậu bởi dễ gây bội nhiễm hoặc tạo nên sẹo lõm vĩnh viễn ở trên da.
Nên để người bệnh ở phòng riêng có ánh sáng mặt trời và khoảng khi. Chỉ nên cách ly từ 7 – 10 ngày đầu sau khi phát hiện bệnh cho đến khi các nốt mụn nước khô.
Những vật dụng cá nhân cũng nên vệ sinh, sử dụng riêng cho bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Hàng ngày, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm để cơ thể luôn sạch sẽ.
Riêng với trẻ em bạn nên cắt móng tay và giữa cho tay, cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng bao tay bằng vải để tránh trẻ bị biến chứng nhiễm khuẩn da thứ phát khi trẻ gãi gây vỡ mụn nước. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu, uống nhiều nước hàng ngày để bổ sung năng lượng cần thiết.
Khi trẻ bị sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng thuốc bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số trường hợp có thể sử dụng kháng sinh nếu như nốt rạ bị nhiễm khuẩn gây mủ, tấy da ở vùng da xung quanh.
Trường hợp bệnh nhân bị khó chịu, mệt mỏi, hôn mê hay co giật… Bạn nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ giúp điều trị bệnh tốt hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.