Nếu ăn uống không đúng cách, hoặc ăn kiêng, hay nhịn đói để ung thư không phát triển đều là những cách sai sầm mà bệnh nhân không thể ngờ tới.
Bệnh nhân ung thư cần xác định giai đoạn bệnh và tìm hiểu về thực phẩm những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng hoàn toàn. Không nên biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Ăn kiêng đúng cách như thế nào ?
– Bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu hay cuối thì cũng cần kiêng những thực phẩm chế biến sẵn như : thịt hộp, thịt nguội, xúc xích, …để tránh những chất bảo quản ảnh hưởng tới hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
– Thực phẩm giàu chất béo. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể khiến cho gan mệt mỏi trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
– Các loại nước đóng chai, nước có ga, đồ có cồn đều là những sản phẩm không nên dùng cho bệnh nhân ung thư.
– Các thức ăn lên men cũng là đồ cần tránh vì có nguy cơ gây ung thư rất mạnh. Ngoài ra không nên dùng dưa muối, thịt ngâm, đồ ăn mặn, thịt muối, các loại đồ ăn có độ mặn cao. Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan và tích tụ dịch trong gan của bệnh nhân.
– Cafe cũng là loại thức uống mà bệnh nhân ung thư không nên dùng.
– Thực phẩm giàu protein. Trong quá trình bị ung thư gan, protein có thể không được gan xử lý đúng cách. Ăn quá nhiều protein có thể làm tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể bạn. Điều này làm cho gan thêm tổn thương và các triệu chứng trầm trọng thêm. Vì thế bạn cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ để tiêu thụ một lượng vừa phải.
– Thức ăn từ đồ nướng : thịt nướng, cá nướng, đồ chiên ,… Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol – chất gây ung thư.
Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng.
– Viêm oét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu.
– Bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn.
– Suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.
– Tuỳ vào thời điểm để kiêng. Khi bị bệnh ung thư, cần căn cứ vào các thời kỳ khác nhau của bệnh mà chọn những thức ăn khác nhau và kiêng kỵ khác nhau.
– Ngoài ra, người nhà bệnh nhân giai đoạn cuối nên để bệnh nhân ung thư ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C sẽ tốt cho cơ thể bệnh nhân. Cùng với đó hãy lựa chọn thực phẩm dễ tiêu sẽ tốt hơn cho bệnh nhân.
Trên đây là một số gợi ý giúp xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối một cách tốt nhất. Hãy áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống và có cơ hội phục hồi.