19005588

Bệnh chàm da đầu là gì và cách điều trị bệnh chàm da đầu hiệu quả?

03/07/2020

Khi nói về bệnh chàm, bạn sẽ nghĩ đến chàm da đầu tiên. Nhưng bạn có biết bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến da đầu? Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh chàm da đầu là khô, ngứa, sưng, nóng rát và đỏ. Tuy nhiên, ngứa và khô ở da đầu cũng có thể xảy ra do các lý do khác như nhiễm nấm, chấy hoặc bệnh vẩy nến. Tìm hiểu thêm về bệnh chàm da đầu và cách tốt nhất để điều trị căn bệnh qua các kiến thức dưới đây.

Bệnh chàm da đầu là gì?

Bệnh chàm da đầu là tình trạng khiến da ngứa, viêm và khô hình thành trên da đầu của bạn. Một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh chàm da đầu là viêm da tiết bã. Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất của nó là gàu. Vì chàm da đầu thường phát triển trên các vùng da dầu của bạn, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt và lưng của bạn. 

Triệu chứng của bệnh chàm da đầu là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh chàm da đầu bao gồm:

Khô da đầu

Ngứa ngáy

Da đầu bong tróc

Vảy gàu nhiều, bám ở chân tóc

Da đầu bị đỏ và viêm

Nguyên nhân gây chàm da đầu?

Nguyên nhân chính xác của bệnh chàm da đầu vẫn chưa được khám phá. Nhưng các yếu tố nguy cơ thường kích hoạt bệnh chàm da đầu là thay đổi nội tiết tố, di truyền, căng thẳng và các bệnh mãn tính.

Làm thế nào để điều trị bệnh chàm trên da đầu?

Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau cho bạn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Các giải pháp hỗ trợ tốt cho người bệnh có thể là dầu gội dược liệu, thuốc, kem dưỡng ẩm, và các thay đổi trong lối sống. 

Dầu gội, thuốc bôi và kem bôi da đầu

Giống như làn da của bạn cần dưỡng ẩm thường xuyên, da đầu của bạn cũng cần phải dưỡng tốt. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm dành riêng cho da đầu như dầu gội, kem dưỡng da hoặc kem để bôi da đầu thường xuyên.

Các loại thuốc làm mềm da thuốc và dầu xịt cũng có thể được sử dụng để giữ ẩm cho da đầu và ngậm nước.

Nếu da đầu của bạn quá nhiều vảy, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc chứa axit salicylic và dưỡng ẩm. Áp dụnng cách này và để chúng thấm sâu vào da đầu qua đêm, hoặc ít nhất trong bốn giờ và gội đầu vào buổi sáng. Đừng quên che mái tóc của bạn bằng mũ tắm hoặc khăn bông nếu bạn để thuốc qua đêm để tránh thuốc dính vào gối. 

Các loại huốc không kê đơn có chứa kẽm pyrithione, axit salicylic, ketoconazole và selenium sulfide cũng được sử dụng để điều trị bệnh chàm da đầu. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc như desonide, clobetasol, fluocinolone và hydrocortisone để giảm viêm trong trường hợp chàm da đầu nặng. 

Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số người đã được hưởng lợi từ việc bôi các loại tinh dầu như dầu cây trà, dầu ô liu và gel lô hội, cùng với các chất bổ sung chế độ ăn uống như vitamin A, D và B, Kẽm, omega-3, men vi sinh và nước.

Ăn uống hỗ trợ chữa trị chàm da đầu

Thực phẩm nên ăn:

Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm bằng cách ăn một số loại thực phẩm như cá biển, hay uống viên bổ sung dầu cá vì chúng chứa một nguồn omega-3 phong phú. Trong khi omega-3 là chất chống viêm, nó giúp giảm đau hiệu qua khi da đầu rát, sưng đỏ và viêm.

Các loại thực phẩm như táo, quả mọng, bông cải xanh và rau bina là nguồn quercetin phong phú. Quercetin có đặc tính chống oxy hóa và kháng histamine, giúp giảm viêm và giảm đau đáng kể cho người bệnh chàm.

Tránh ăn các thực phẩm:

Mặc dù không có thực phẩm đặc biệt nào gây ra bệnh chàm,  nhưng có một số loại thực phẩm có thể làm bùng phát bệnh chàm. Ở nhiều người, bệnh chàm xuất hiện do dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy theo thể trạng từng bệnh nhân.

Hãy nhớ rằng cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn để xác định thực phẩm cần tránh khi bị chàm da đầu. Dị ứng thực phẩm chủ yếu do ăn Sữa bò, trứng, động vật có vỏ, cá, quả hạch,…

Ở trẻ sơ sinh, bệnh chàm da đầu thường hết trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, ở người lớn, bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm, vì nó đến và đi không liên tục. Điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn đáng kể và bạn có thể tham khảo các đề xuất trị bệnh hiệu quả của Bác Sĩ Xanh. 

Footer page
Liên hệ

©2010 - 2018 bởi CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HẠNH PHÚC

Giấy phép mới số 33/GP - STTTT, ngày 16/04/2018

Thông tin trên trang mang tính chất tham khảo, vui lòng không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Facebook Bacsixanh.vn